Khó thu phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp
(Baonghean) - Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được quy định tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, ngày 29/3/2013 của Chính phủ, trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung một số văn bản trước đó. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.
Đoàn công tác liên ngành của tỉnh kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy bánh kẹo Tràng An (TX. Cửa Lò). |
Việc đóng phí nước thải công nghiệp là quy định mang tính pháp lý buộc các cơ sở sản xuất phải chấp hành. Thế nhưng, thời gian qua còn khá nhiều cơ sở vẫn cố tình lẩn tránh; thậm chí cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở và nhiều lần gửi thông báo việc thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không ít đơn vị chây ỳ. Theo báo cáo từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, tính từ tháng 1 đến tháng 9/2014, đơn vị đã hướng dẫn kê khai, thẩm định và thông báo đóng phí đối với 395 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến 20/10/2014, toàn tỉnh mới chỉ thu được hơn 908 triệu đồng và vẫn còn 209/395 cơ sở chưa thực hiện đóng phí hoặc mới chỉ đóng một phần. Cá biệt có doanh nghiệp nợ phí từ năm 2005 đến nay; có đơn vị thông báo nộp phí lần 2, lần 3 như Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương nhưng vẫn không nộp. Như vậy, tỉnh ta đang để thất thu một nguồn ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ, khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường khá lớn. Bên cạnh đó, sẽ là sự mất công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các cơ sở đóng phí và không tham gia đóng phí; không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Giải thích về việc số cơ sở sản xuất được kiểm tra, thẩm định, hướng dẫn và thông báo đóng phí chỉ ở con số hàng trăm, trong khi tổng các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh ở con số hàng nghìn, ông Hoàng Mạnh Trinh – Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, cho biết: Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong những năm gần biến động thường xuyên, thành lập rồi giải thể, có trụ sở đó nhưng không hoạt động...; trong khi đó lực lượng của phòng được giao chức năng làm các thủ tục, đốc thúc thu nguồn quỹ phí này lại rất mỏng nên không thể điều tra, cập nhật thường xuyên được.
Quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng đã ghi nhận được, theo Nghị định số 25 của Chính phủ và Thông tư 06/2013 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, quy định rõ đối tượng đóng phí; thay đổi cách tính và mức đóng phí trên cơ sở phân tích các hàm lượng ô nhiễm từ nước thải và lưu lượng nước thải để xác định mức đóng cho từng cơ sở. Đã là quy định thì yêu cầu bắt buộc phải tính đúng, tính đủ, chứ không thể “võ đoán”, mà muốn tính đúng, tính đủ thì bắt buộc phải thành lập đoàn để tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân tích. Nếu như vậy thì vô hình trung lại gây ra phản ứng từ các cơ sở sản xuất khi có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong năm. Lâu nay việc thực hiện kiểm tra để xác định mức đóng phí cho từng cơ sở đều thông qua việc phối, kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra khác thuộc ngành Tài nguyên - Môi trường, chứ chưa có cuộc thanh tra độc lập nào.
Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định các cơ sở sản xuất chịu đóng phí, dẫn đến số cơ sở được thông báo đang ở mức khiêm tốn (395 cơ sở). Một lý do nữa là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có quy định về việc đóng phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, dẫn đến có những doanh nghiệp không nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử, theo Nghị định số 25 của Chính phủ quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ: Sở Tài nguyên - Môi trường và Phòng Tài nguyên - Môi trường cấp quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, phân loại đối tượng nộp phí (bao gồm phí cố định và phí biến đổi); thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí...
Song thực tế, việc phối hợp này chưa đảm bảo chặt chẽ và đầy đủ, dẫn đến sót đối tượng và xác định mức phí chưa thật chính xác. Hay cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên - môi trường địa phương, song vẫn chưa thực hiện tốt.
Quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng được biết, việc thu phí và quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được Sở Tài nguyên và Môi trường giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lâu nay Chi cục Bảo vệ môi trường triển khai chưa hiệu quả. Theo ông Trương Xuân Liễu – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Nghi Lộc: “Thông thường các doanh nghiệp chỉ quan tâm đầu vào và đầu ra như thế nào để có lợi nhuận và hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh; còn việc tự giác chấp hành quy định về bảo vệ môi trường thực sự hạn chế, không phải đơn vị nào cũng có ý thức thực hiện.
Nghị định số 25 của Chính phủ ban hành là một công cụ kinh tế quan trọng để các cơ quan chức năng triển khai, buộc các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp chấp hành”. Cũng theo ông Trương Xuân Liễu, nếu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường ủy quyền cho các Phòng Tài nguyên - Môi trường cấp huyện thực hiện thu nguồn phí thì sẽ tăng nguồn thu này cao hơn, bởi cấp huyện là cấp gần và nắm rõ đối tượng nhất. Điều này cũng phù hợp với Nghị định 25 của Chính phủ tại Điều 8, Điểm d về tổ chức thực hiện: “Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo UBND cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn”.
Mục đích thu phí nước thải công nghiệp nhằm có nguồn ngân sách để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương nhằm sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước, góp phần phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ thực tế việc thu phí nước thải đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi phải xem xét trách nhiệm của các bên liên quan.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được quy định tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP, ngày 29/3/2013 của Chính phủ, trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung một số văn bản trước đó. Tuy nhiên, thời gian qua, việc thu phí nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.
Hệ thống xử lý nước thải KCN Nam Cấm. |
Việc đóng phí nước thải công nghiệp là quy định mang tính pháp lý buộc các cơ sở sản xuất phải chấp hành. Thế nhưng, thời gian qua còn khá nhiều cơ sở vẫn cố tình lẩn tránh; thậm chí cơ quan chức năng kiểm tra, nhắc nhở và nhiều lần gửi thông báo việc thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp không ít đơn vị chây ỳ. Theo báo cáo từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, tính từ tháng 1 đến tháng 9/2014, đơn vị đã hướng dẫn kê khai, thẩm định và thông báo đóng phí đối với 395 cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến 20/10/2014, toàn tỉnh mới chỉ thu được hơn 908 triệu đồng và vẫn còn 209/395 cơ sở chưa thực hiện đóng phí hoặc mới chỉ đóng một phần. Cá biệt có doanh nghiệp nợ phí từ năm 2005 đến nay; có đơn vị thông báo nộp phí lần 2, lần 3 như Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương nhưng vẫn không nộp. Như vậy, tỉnh ta đang để thất thu một nguồn ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ, khắc phục suy thoái và ô nhiễm môi trường khá lớn. Bên cạnh đó, sẽ là sự mất công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các cơ sở đóng phí và không tham gia đóng phí; không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Giải thích về việc số cơ sở sản xuất được kiểm tra, thẩm định, hướng dẫn và thông báo đóng phí chỉ ở con số hàng trăm, trong khi tổng các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh ở con số hàng nghìn, ông Hoàng Mạnh Trinh – Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh, cho biết: Do các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong những năm gần biến động thường xuyên, thành lập rồi giải thể, có trụ sở đó nhưng không hoạt động...; trong khi đó lực lượng của phòng được giao chức năng làm các thủ tục, đốc thúc thu nguồn quỹ phí này lại rất mỏng nên không thể điều tra, cập nhật thường xuyên được.
Quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng đã ghi nhận được, theo Nghị định số 25 của Chính phủ và Thông tư 06/2013 của Bộ Tài nguyên – Môi trường, quy định rõ đối tượng đóng phí; thay đổi cách tính và mức đóng phí trên cơ sở phân tích các hàm lượng ô nhiễm từ nước thải và lưu lượng nước thải để xác định mức đóng cho từng cơ sở. Đã là quy định thì yêu cầu bắt buộc phải tính đúng, tính đủ, chứ không thể “võ đoán”, mà muốn tính đúng, tính đủ thì bắt buộc phải thành lập đoàn để tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân tích. Nếu như vậy thì vô hình trung lại gây ra phản ứng từ các cơ sở sản xuất khi có quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra trong năm. Lâu nay việc thực hiện kiểm tra để xác định mức đóng phí cho từng cơ sở đều thông qua việc phối, kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra khác thuộc ngành Tài nguyên - Môi trường, chứ chưa có cuộc thanh tra độc lập nào. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến việc xác định các cơ sở sản xuất chịu đóng phí, dẫn đến số cơ sở được thông báo đang ở mức khiêm tốn (395 cơ sở).
Một lý do nữa là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có quy định về việc đóng phí nước thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, dẫn đến có những doanh nghiệp không nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa thực sự hiệu quả. Đơn cử, theo Nghị định số 25 của Chính phủ quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ: Sở Tài nguyên - Môi trường và Phòng Tài nguyên - Môi trường cấp quận, huyện có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, phân loại đối tượng nộp phí (bao gồm phí cố định và phí biến đổi); thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp; quyết toán số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của đối tượng nộp phí... Song thực tế, việc phối hợp này chưa đảm bảo chặt chẽ và đầy đủ, dẫn đến sót đối tượng và xác định mức phí chưa thật chính xác. Hay cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của đơn vị cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên - môi trường địa phương, song vẫn chưa thực hiện tốt.
Quá trình tìm hiểu, chúng tôi cũng được biết, việc thu phí và quản lý phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được Sở Tài nguyên và Môi trường giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lâu nay Chi cục Bảo vệ môi trường triển khai chưa hiệu quả. Theo ông Trương Xuân Liễu – Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Nghi Lộc: “Thông thường các doanh nghiệp chỉ quan tâm đầu vào và đầu ra như thế nào để có lợi nhuận và hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh; còn việc tự giác chấp hành quy định về bảo vệ môi trường thực sự hạn chế, không phải đơn vị nào cũng có ý thức thực hiện. Nghị định số 25 của Chính phủ ban hành là một công cụ kinh tế quan trọng để các cơ quan chức năng triển khai, buộc các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp chấp hành”.
Cũng theo ông Trương Xuân Liễu, nếu Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường ủy quyền cho các Phòng Tài nguyên - Môi trường cấp huyện thực hiện thu nguồn phí thì sẽ tăng nguồn thu này cao hơn, bởi cấp huyện là cấp gần và nắm rõ đối tượng nhất. Điều này cũng phù hợp với Nghị định 25 của Chính phủ tại Điều 8, Điểm d về tổ chức thực hiện: “Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo UBND cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn”.
Mục đích thu phí nước thải công nghiệp nhằm có nguồn ngân sách để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương nhằm sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ nước thải; tổ chức các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường nước, góp phần phát triển bền vững. Tuy nhiên, từ thực tế việc thu phí nước thải đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi phải xem xét trách nhiệm của các bên liên quan.
Minh Chi