Vở Mai Hắc Đế gây tiếng vang trong đêm đầu công diễn

28/01/2015 22:23

Vở diễn đặt trong bối cảnh không gian lịch sử thế kỷ 8, hấp dẫn khán giả thông qua những lát cắt thi vị về cuộc đời người anh hùng dân tộc, vị vua tài danh Mai Hắc Đế.

Vở cải lương 'Mai Hắc Đế' vừa công diễn diễn tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Đống Đa, Hà Nội) tối 27/1 thu hút 1.000 khán giả.
Vở cải lương "Mai Hắc Đế" vừa công diễn diễn tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Đống Đa, Hà Nội) tối 27/1 thu hút 1.000 khán giả.
Vở diễn do PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Nội dung tái hiện nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) từ thủa nhỏ cho đến khi trở thành anh hùng đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.
Vở diễn do PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản, nghệ sĩ Triệu Trung Kiên đạo diễn. Nội dung tái hiện nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế) từ thủa nhỏ cho đến khi trở thành anh hùng đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường. Ông đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ.
Cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột (đời Đường). Đây là sáng tạo độc đáo của tác giả dựa trên việc một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An.
Cảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột (đời Đường). Đây là sáng tạo độc đáo của tác giả dựa trên việc một số truyền thuyết địa phương về việc Vương Bột bị đắm thuyền chết khi đi thăm bố là thứ sử Giao Châu và được người dân bản địa lập đền thờ tại chính vùng đất Nghệ An.
Hầu hết diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã được huy động cho vở diễn này (khoảng 150 người).
Hầu hết diễn viên của Nhà hát Cải lương Việt Nam đã được huy động cho vở diễn này (khoảng 150 người).
Vở diễn còn có câu chuyện tình rất thật, rất đẹp và xúc động của chàng trai Mai Thúc Loan với Đinh Thị Ngọc Tô - cô con gái tài sắc vẹn toàn của ông Đinh Thế (cha nuôi của Mai Thúc Loan). Trong đó, những vai chính như Mai Hắc Đế, Đinh Thị Ngọc Tô được giao cho những
Vở diễn còn có câu chuyện tình rất thật, rất đẹp và xúc động của chàng trai Mai Thúc Loan với Đinh Thị Ngọc Tô - cô con gái tài sắc vẹn toàn của ông Đinh Thế (cha nuôi của Mai Thúc Loan). Trong đó, những vai chính như Mai Hắc Đế, Đinh Thị Ngọc Tô được giao cho những "giọng ca vàng" của nhà hát như Quang Khải, Minh Lý.
Với lượng diễn viên lớn, sử dụng thiết bị hiện đại và thu hút những cái tên có tiếng như họa sĩ Doãn Bằng, nhạc sĩ Trọng Đài, mức kinh phí đầu tư cho vở diễn lên tới hàng tỷ đồng.
Với lượng diễn viên lớn, sử dụng thiết bị hiện đại và thu hút những cái tên có tiếng như họa sĩ Doãn Bằng, nhạc sĩ Trọng Đài, mức kinh phí đầu tư cho vở diễn lên tới hàng tỷ đồng.
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ:
Tác giả Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: "Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ và có quá ít những tác phẩm về ông. Bởi vậy, tôi muốn khán giả đương đại được dễ dàng tạo điều kiện để cùng biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về người anh hùng này".
Mai Hắc Đế được xây dựng theo hướng người nông dân bình dị, ý chí kiên cường mà không phải hình ảnh một người lẫm liệt, đao to búa lớn.
Mai Hắc Đế được xây dựng theo hướng người nông dân bình dị, ý chí kiên cường mà không phải hình ảnh một người lẫm liệt, đao to búa lớn.
Vở diễn gồm 8 cảnh, bao gồm từ khi Mai Thúc Loan chào đời đến khi ông đập tan ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập cho đất nước. Kịch bản tập trung khai thác giai đoạn từ tuổi 20 đến hơn 40 của ông khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu thành công.
Vở diễn gồm 8 cảnh, bao gồm từ khi Mai Thúc Loan chào đời đến khi ông đập tan ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập cho đất nước. Kịch bản tập trung khai thác giai đoạn từ tuổi 20 đến hơn 40 của ông khi cuộc khởi nghĩa Hoan Châu thành công.
Mai Hắc Đế chỉ là một hào trưởng bản địa, đã đứng lên liên kết cả 32 châu ở An Nam, đồng thời kết giao với ba nước lân bang là Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, với lực lượng liên quân thủy – bộ lên tới 40 vạn người.
Mai Hắc Đế chỉ là một hào trưởng bản địa, đã đứng lên liên kết cả 32 châu ở An Nam, đồng thời kết giao với ba nước lân bang là Lâm Ấp, Chân Lạp, Kim Lân, với lực lượng liên quân thủy - bộ lên tới 40 vạn người.
NSƯT Vương Hà đã lui về hậu trường nhiều năm, bà đã quyết định trở lại để nhận vai Bạch Vân - vai diễn đòi hỏi tài diễn xuất mới có thể lột tả nội tâm nhân vật.
NSƯT Vương Hà đã lui về hậu trường nhiều năm, bà đã quyết định trở lại để nhận vai Bạch Vân - vai diễn đòi hỏi tài diễn xuất mới có thể lột tả nội tâm nhân vật.
Xuất thân từ dân nghèo, bằng tài trí tuyệt vời, Mai Thúc Loan đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường và bè lũ tay sai tạo nên trang sử oai hùng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xuất thân từ dân nghèo, bằng tài trí tuyệt vời, Mai Thúc Loan đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường và bè lũ tay sai tạo nên trang sử oai hùng trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một hình tượng tôn vinh người phụ nữ Việt khi với hình ảnh nàng Bạch Vân chỉ mặt hỏi tội Quan đô hộ Quang Sở Khách. Nàng đã hiến thân làm thê thiếp kẻ thù để báo hiếu báo quốc, thà chết chứ không chịu nhục mất nước.
Một hình tượng tôn vinh người phụ nữ Việt khi với hình ảnh nàng Bạch Vân chỉ mặt hỏi tội Quan đô hộ Quang Sở Khách. Nàng đã hiến thân làm thê thiếp kẻ thù để báo hiếu báo quốc, thà chết chứ không chịu nhục mất nước.
Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ anh hùng làng Đường Lâm - Phạm Thị Uyển dũng mãnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm không thua kém đấng nam nhi.
Đó cũng là hình ảnh người phụ nữ anh hùng làng Đường Lâm - Phạm Thị Uyển dũng mãnh chiến đấu chống giặc ngoại xâm không thua kém đấng nam nhi.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, được sự ủng hộ của nhân dân, Mai Thúc Loan xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Sau mỗi tiểu cảnh, các diễn viên luôn nhận được những tràng pháo tay lớn của khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, sau 'Chuyện tình Khâu Vai' từ 2013 đến nay mới có một vở cải lương hay và cuốn hút cả về chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi vẻ vang, được sự ủng hộ của nhân dân, Mai Thúc Loan xưng đế, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Sau mỗi tiểu cảnh, các diễn viên luôn nhận được những tràng pháo tay lớn của khán giả. Nhiều ý kiến cho rằng, sau 'Chuyện tình Khâu Vai' từ 2013 đến nay mới có một vở cải lương hay và cuốn hút cả về chất lượng nội dung lẫn nghệ thuật.
Vở diễn sẽ được tiếp tục công chiếu trong hai ngày 28 và 29/1 tại nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), lưu diễn tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm 1302 năm khởi nghĩa Hoan Châu, vào các ngày 3 và 4/3.
Vở diễn sẽ được tiếp tục công chiếu trong hai ngày 28 và 29/1 tại nhà hát Âu Cơ (số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội), lưu diễn tại Nghệ An nhân dịp kỷ niệm 1302 năm khởi nghĩa Hoan Châu, vào các ngày 3 và 4/3.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia vui cùng tác giả Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn Triệu Trung Kiên.  Sự thành công của vở diễn góp phần đưa khán giả trở lại gần hơn với các thể loại diễn xướng truyền thống như cải lương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chia vui cùng tác giả Nguyễn Thế Kỷ và đạo diễn Triệu Trung Kiên. Sự thành công của vở diễn góp phần đưa khán giả trở lại gần hơn với các thể loại diễn xướng truyền thống như cải lương.

Theo Zing