Những người không nên uống bia
Bia là loại đồ uống rất được yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống loại đồ uống này vì nếu lạm dụng quá có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng có trong bia
Bia có chứa 4 thành phần cơ bản gồm: malt (mạch nha), hoa bia (hops), nước và yeast (men). Chỉ với 4 thành phần đơn giản vậy thôi, người ta đã pha chế hương vị thiên biến vạn hoá. Vì thế, bia là loại đồ uống rất được yêu thích, tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống loại đồ uống này.
Bia không thích hợp với những người bị viêm dạ dày
Sau khi vào cơ thể, bia sẽ gây chướng bụng trên, khiến bệnh nhân có cảm giác chán ăn. Hậu quả là bệnh viêm dạ dày càng nặng thêm.
Những người bị viêm dạ dày, viêm gan không nên uống bia |
Những người bị viêm gan không nên uống bia
Sau khi vào cơ thể, chất cồn trong bia phải trải qua quá trình lọc và chuyển hóa ở gan. Các độc tố của bia sẽ tích tụ tại đây và làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Uống bia không tốt cho người bị loét dạ dày và tá tràng
Những người này thường có nhiều axit dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng axit dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng.
Người đang uống thuốc cũng không nên uống bia
Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống tiểu đường và chống đông máu.
Phụ nữ cho con bú cần tránh uống bia
Bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú không nên uống bia. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì nên uống nhiều bia.
Người bị bệnh rối loạn mỡ máu không nên uống bia
Uống bia nhiều làm cho tình trạng nhiễm mỡ máu nhanh chóng tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch, đặc biệt là động mạch vành và động mạch não dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mặt khác bia cũng gây ra tăng huyết áp ở những người có sẵn bệnh.
Uống bia không tốt đối với người đang bị sỏi tiết niệu
Trong mạch nha để làm bia có chứa một số thành phần như kali và các muối khoáng, có thể làm cho hạt sỏi bị to lên nhanh chóng. Do đó, bệnh nhân bị sỏi trong hệ tiết niệu nên uống ít hoặc không uống bia.
Theo Alobacsi.vn