Fukushima: Một lỗ hổng lớn ở ngoài lớp bảo vệ tạm thời lò phản ứng

28/10/2014 16:27

(Baonghean.vn) - Thứ ba ngày 28/10, cơ quan Tokyo Electric Power (Tepco) cho biết một cơn gió mạnh đã gián tiếp gây ra một lỗ hổng lớn tại lớp bảo vệ của lò phản ứng số 1 tại nhà máy điện hạt nhật Fukushima.

Việc tháo dỡ lớp bảo vệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp rất nhiều khó khăn do lo ngại một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra ngoài nếu không thực hiện các biện pháp đặc biệt. Ảnh: Issei Kato
Việc tháo dỡ lớp bảo vệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima gặp rất nhiều khó khăn do lo ngại một lượng lớn chất phóng xạ thoát ra ngoài nếu không thực hiện các biện pháp đặc biệt. Ảnh: Issei Kato

Đại diện của Tepco thông báo “Sự cố đã xảy ra khi một chiếc cần cẩn đang hoạt động. Chiếc cần cẩu đã gây ra một lỗ hổng hình vuông rộng khoảng 30 cm nhưng một vụ nổ bất ngờ ở cuối phía cần cẩu đã khiến cho lỗ hổng mở rộng lên đến hơn 1 mét”. Tuy nhiên, Tepco cũng khẳng định mức độ phóng xạ không hề bị thay đổi sau sự cố này.

Lò phản ứng số 1 là một trong ba lò phản ứng mà phần lõi của lò đã bị nóng chảy đồng thời tầng trên của của lò phản ứng đã bị phá hủy do vụ nổ hydro vào năm 2011. Được biết, lớp bảo vệ tạm thời này phải được di dời để cho các thiết bị vào dọn dẹp rác thải và nhanh chóng lấy ra khoảng 500 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng vẫn còn nằm trong bể chứa nhiên liệu.

Việc di dời lớp bảo vệ này gặp rất nhiều khó khăn do lo ngại một lượng lớn các chất phóng xạ sẽ thoát ra ngoài nếu không thực hiện các biện pháp đặc biệt. Vì vậy, giai đoạn đầu của viêc di dời là hạn chế lượng khí thải thoát ra ngoài môi trường bằng cách bơm một chất khiến cho các đám bụi phóng xạ không thể bay ra. Công việc này đã bắt đầu được tiến hành vào buổi sáng hôm thứ ba. Từ đầu tháng 10, người ta đã tháo dỡ thành công 2 tấm nhưng sự cố hôm thứ ba có thể làm trì hoãn việc di dời này.

Gần 3 năm rưỡi sau thảm kịch tại Fukushima, thành phố Satsumasendai (nằm phía tây nam Nhật Bản) đã bỏ phiếu để khởi động lại hai nhà máy của thành phố là Sendai 1 và 2. Đây được xem như là một bước tiến mới cho sự hồi sinh của các cơ sở hạt nhân tại quốc gia quần đảo này. Hiện nay, 48 lò phản ứng trên cả nước Nhật Bản đã hoàn toàn ngừng hoạt động. Không có bất kỳ lò phản ứng nào được phép kích hoạt mà không có giấy chứng nhận an toàn của Cơ quan quản lý hạt nhân. Các tiêu chuẩn về an toàn này đã được thắt chặt hơn sau vụ tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Hiện tại, Sendai 1 và 2 là hai nhà máy điện hạt nhân duy nhất được cơ quan quản lý hạt nhân cấp giấy phê chuẩn.

Chu Thanh

Theo LeMonde 28/10