Tổng Thanh tra Chính phủ nói gì về vụ ông Trần Văn Truyền?

26/11/2014 14:38

Bên lề Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội sáng 26-11, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng nói chung và vụ việc ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ nói riêng.

Bên lề Đối thoại phòng chống tham nhũng lần thứ 13 diễn ra tại Hà Nội sáng 26-11, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có cuộc trao đổi ngắn với báo chí về vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng nói chung và vụ việc ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ nói riêng.

Tổng thanh tra Chính phủ đương nhiệm - ông Huỳnh Phong Tranh - trả lời báo chí về những thông tin liên quan đến người tiền nhiệm là ông Trần Văn Truyền.
Tổng thanh tra Chính phủ đương nhiệm - ông Huỳnh Phong Tranh - trả lời báo chí về những thông tin liên quan đến người tiền nhiệm là ông Trần Văn Truyền.

TIN LIÊN QUAN

Phóng viên: Hiện chúng ta đã có nhiều quy định về thu hồi tài sản tham nhũng, vậy Thanh tra Chính phủ đã thực hiện đến đâu và có gặp khó gì trong việc này?

+ Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh: Đối thoại phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần này có hai nội dung chính: vai trò của doanh nghiệp trong PCTN và thu hồi tài sản tham nhũng.

Có thể nói trong thời gian qua, vấn đề thu hồi tài sản đã được Đảng, nhà nước và các cơ quan chức năng rất quan tâm. Khi phát hiện và xử lý tham nhũng cũng đã quan tâm đến việc thu hồi tài sản tham nhũng nhưng tiến triển chưa tốt. Năm 20 13 chỉ đạt trên 10%, 2014 có khá hơn thu hồi trên 22%. Đó là một sự tiến bộ rõ nét, nhưng theo yêu cầu thực tế, tỉ lệ này còn thấp.

Đối thoại lần này phải tìm giải pháp làm sao thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỉ lệ cao hơn. Ví dụ năm 2014, thanh tra chính phủ đã phát hiện trên 68 tỷ đồng tham nhũng, đã thu hồi khá cao, trên 60%. Điều này cho thấy nếu tập trung cao, có chế tài mạnh mẽ, thu hồi tài sản sẽ có kết quả tốt hơn, đặc biệt với các vụ án đã xét xử và các bản án đã có hiệu lực.

Tại sao phát hiện nhiều mà thu hồi tài sản lại ít?

+ Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, một số vụ án kéo dài thời gian nên tài sản bị tẩu tán. Thứ hai, khâu giám định mất thời gian, tài sản bị hư hao, mất mát. Thứ ba, chế tài chưa mạnh nên việc thu hồi tài sản chưa hiệu quả.

Năm 2014 đã có tiến bộ tích cực. Hy vọng cuộc đối thoại này sẽ kiến nghị các giải pháp để hoạch định chủ trương thực hiện thu hồi tài sản hiệu quả hơn.

Liên quan vụ việc nguyên Tổng thanh tra CP Trần Văn Truyền, việc thu hồi tài sản của ông Truyền có nằm trong việc đẩy mạnh thu hồi tài sản sau tham nhũng?

+ Nguyên Tổng thanh tra CP Trần Văn Truyền là cán bộ thuộc diện ban bí thư quản lý. Sau khi ban bí thư chỉ đạo và Ủy ban kiểm tra Trung ương có kết luận, việc thu hồi tài sản của đồng chí Truyền đã được các cơ quan chức năng tích cực thực hiện kịp thời. Trong thời gian tới, chúng tôi tin tưởng việc này sẽ được thực hiện có kết quả tốt.

Vậy sau thu hồi tài sản, các bước tiếp theo sẽ tiến hành như thế nào đối với một cán bộ thuộc đối tượng đặc biệt như ông Truyền?

+ Ủy ban kiểm tra Trung ương đã giao tỉnh ủy Bến Tre tiến hành kiểm điểm trách nhiệm và xử ký theo các quy định của đảng và nhà nước. Chúng tôi là cơ quan cũ của nguyên Tổng thanh tra CP Trần Văn Truyền, chúng tôi sẽ theo dõi để thông tin kịp thời cho báo chí, có sự phối hợp với các cơ quan chức năng.

Theo ông vụ việc này có dấu hiệu tham nhũng không?

+ Việc này theo đúng kết luận của Ủy ban kiểm tra trung ương thôi, chúng tôi không nói được gì khác hơn. Ủy ban Kiểm tra trung ương nói có dấu hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách của nhà nước thôi.

Xin cảm ơn ông!

Theo PLO