Liệu những mũi tên của Modi sẽ trúng đích?
(Baonghean.vn)- Narendra Modi, nhà lãnh đạo mới biết nhìn xa trông rộng, cách đây không lâu đã lên nắm quyền tại Ấn Độ. Ông tìm cách hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng to lớn của Ấn Độ và biến nước này trở thành một bên tham gia chủ yếu trên toàn cầu. Điều này đã tạo ra thái độ lạc quan rộng khắp cả nước, và trên trường quốc tế, về sự hồi sinh của Ấn Độ. Vậy Ấn Độ phải vượt qua những thách thức gì để đạt được điều đó?
Narendra Modi đang tìm cách hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng to lớn của Ấn Độ và biến nước này trở thành một bên tham gia chủ yếu trên toàn cầu. Ảnh: Internet. |
Tồn tại sự đồng thuận rộng rãi rằng cải cách cơ cấu nên tập trung vào 3 mũi tên chính sách kinh tế trọng yếu, và chính phủ mới dường như dốc lòng theo đuổi những mục tiêu này. Mũi tên thứ nhất là nông nghiệp, lĩnh vực mà những thất bại thị trường lớn đã khiến lạm phát giá tiêu dùng trở nên phổ biến. Mũi tên thứ 2 bao gồm các cải cách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất cần nhiều nhân công để biến chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ” của chính phủ thành hiện thực. Mũi tên thứ 3 là tái cấu trúc tài chính để giải phóng các nguồn lực đóng thuế dành cho đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội.
Ngoài 3 cải cách cơ cấu chính này, người ta cho rằng có 3 nhân tố căn bản kìm hãm Ấn Độ. Những nhân tố này hiện hữu ở 3 lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan mật thiết là kinh tế, văn hóa và xã hội.
Về khía cạnh kinh tế, sự kiềm chế chính là việc không đưa ra được cán cân phù hợp giữa thị trường và nhà nước. Nỗi sợ hãi của thị trường từ lâu đã tràn ngập khắp chính sách kinh tế và xã hội dân sự tại Ấn Độ, khiến cán cân nghiêng về phía nhà nước, phá hoại hiệu quả kinh tế và tăng trưởng năng suất. Chủ nghĩa tư bản thân hữu là hậu quả trực tiếp của thế mất cân bằng này.
Nhà nước rõ ràng giữ có vai trò then chốt trong việc quản lý các thị trường và cung cấp hàng hóa công cộng. Nhưng cũng có thể có những thất bại của nhà nước và thị trường do sự can thiệp quá mức của nhà nước. Thương mại nông nghiệp tại Ấn Độ ngăn nông dân bán nông phẩm trực tiếp ra thị trường là một ví dụ thích đáng. Giống như các ngành độc quyền khác, độc quyền nhà nước có nguy cơ trở nên thiếu hiệu quả do thiếu cạnh tranh, và cũng rất dễ xảy ra vấn nạn hối lộ.
Nhưng ngay cả khi nhà nước Ấn Độ mở rộng quá mức vai trò của mình trong việc quy định, kiểm soát và thay thế thị trường, họ cũng không đầu tư đủ vào cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội trọng yếu, dẫn đến kiềm chế sự phát triển năng suất và thu nhập.
Trong khi nỗi lo sợ của các thị trường đã có xu hướng hạn chế những thành quả về tính hiệu quả và sản lượng, trên mặt trận văn hóa định hướng hướng nội nổi bật của Ấn Độ đã kiềm chế tính cạnh tranh trong một nền kinh tế đang nhanh chóng hội nhập toàn cầu. Ấn Độ hiện là một nước ngoài cuộc giữa những nền kinh tế thị trường đang nổi lên trong việc quản lý những thâm hụt tài khoản vãng lai mang tính cơ cấu.
Bất chấp cải cách thương mại sâu rộng đầu những năm 1990, Ấn Độ vẫn là một trong những nước bảo hộ nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới. Trong khi Đông Á giao lưu khắp nơi trên thế giới để học hỏi và áp dụng những thực tiễn tốt nhất trên toàn cầu trong nỗ lực nhằm nhanh chóng bắt kịp thời đại, Ấn Độ dường như nghĩ rằng nước này không giống thế, hầu như không có gì phải học hỏi từ kinh nhiệm của các nước khác và phải tự vạch ra những chính sách độc đáo của riêng họ. Dĩ nhiên, không cần phải đi theo mọi thứ giống phương Tây, nhưng nếu Ấn Độ sắp sửa xét đến tiềm năng của nước này, và vẫn chưa tụt hậu, họ cần phải can dự nhiều hơn với thế giới bên ngoài – cả phương Tây lẫn phương Đông.
Về mặt xã hội, Ấn Độ phải giải quyết những sự bất bình đẳng trong xã hội làm hạn chế quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội. Chế độ đẳng cấp từ lâu đã là một đặc điểm đặc trưng của Ấn Độ, phân chia xã hội thành các cộng đồng nhỏ với tiếp xúc xã hội hạn chế và cho phép tiếp cận các cơ hội một cách bất cân xứng, theo thứ bậc. Những ảnh hưởng kéo dài của chế độ đẳng cấp vẫn phân chia quyền tiếp cận cơ hội và chà đạp nhân phẩm của lực lượng lao động trong các xã hội dân sự.
Một hậu quả đáng chú ý của những ảnh hưởng kéo dài này là các chỉ số phát triển con người yếu kém của Ấn Độ. Điều này không thể quy cho sự khan hiếm các nguồn lực vì nhà nước này đã nâng đỡ một bộ phận lớn tầng lớp trung lưu, đánh đổi bằng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng xã hội cho những người thấp cổ bé họng trong xã hội. Một bộ phận dân cư đông đảo bị tước đi các cơ hội nâng cao giáo dục và kỹ năng. Tiềm năng tối đa của những người tài giỏi trong đất nước này không thể được khai thác trọn vẹn.
Ấn Độ có thể là đầu tàu tăng trưởng mới trên toàn cầu. Không giống như các thị trường đang nổi lên khác vốn phụ thuộc vào các đòn bẩy ngoại lực để quay trở lại tăng trưởng cao, nền kinh tế của Ấn Độ rất cân bằng. Những cải cách cần thiết chủ yếu là ở trong nước, khiến hiện tại là thời cơ để Ấn Độ tái hồi sinh.
Để hiện thực hóa tiềm năng to lớn của mình, Ấn Độ cần cải cách mạnh mẽ về chính sách và cơ cấu trong ngắn đến trung hạn. Đặc biệt là, nước này cần bắn đi 3 mũi tên – nông nghiệp, sản xuất cần nhiều nhân công và tái cấu trúc tài chính – từ chiếc cung là sự quản trị tốt.
Kéo căng những sợi dây cung này là thách thức trước mắt đối với chính quyền Modi. Nhưng nếu Ấn Độ duy trì tăng trưởng cao trong một thời gian dài, đánh bại bẫy thu nhập trung bình và trở thành một bên tham gia chủ yếu trên toàn cầu, nước này cũng cần thay đổi tư duy của mình. Xã hội dân sự cần vượt qua những sợ hãi về thị trưởng, can dự toàn diện hơn với thế giới bên ngoài và trao các cơ hội bình đẳng cho người dân. Của cải thực sự của các quốc gia nằm ở chính dân chúng của họ.
Thu Giang
(Theo East Asia Forum)
TIN LIÊN QUAN