Hội thảo thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

30/06/2015 11:38

(Baonghean.vn) - Sáng 30/6, tại TP Vinh, Sở LĐTBXH tổ chức Hội thảo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược Quốc gia và chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng chí Vi Ngọc Quỳnh - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Phó trưởng ban VSTBPN tỉnh chủ trì hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới, nhận thức của người dân trong tỉnh về vấn đề giới và bình đẳng giới được tăng lên, vị thế, vai trò của mỗi giới được nhìn nhận một cách khách quan. Các cơ quan, chính quyền có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ đối với phát triển KT-XH. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ có đủ tiêu chuẩn giữ các vị tri lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp được quan tâm, chú trọng, nhất là cán bộ trẻ; vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định và nâng cao hơn trong xã hội.

Đồng chí Vi Ngọc Quỳnh - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội, Phó trưởng ban VSTBPN tỉnh chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Vi Ngọc Quỳnh - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH, Phó trưởng ban VSTBPN tỉnh khai mạc hội thảo.
Bà Nguyễn Quế Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất giải pháp giai đoạn 2015 – 2020 với các nội dung: Sự cần thiết và thực trạng việc thực hiện lồng ghép giới trong công tác ban hành văn bản Quy phạm pháp luật  ở Nghệ An và các giải pháp trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Quế Anh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất giải pháp giai đoạn 2015 – 2020 với các nội dung: Sự cần thiết và thực trạng việc thực hiện lồng ghép giới trong công tác ban hành văn bản Quy phạm pháp luật ở Nghệ An

Với những kết quả đó, phụ nữ Nghệ An đã ngày càng vươn lên giữ vị trí quan trọng trong tất cả các ngành, các lĩnh vực góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của tỉnh, giảm dần sự bất bình đẳng giới giữa nam và nữ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong bình đẳng giới thì hiện nay còn có những hạn chế như công tác tuyên truyền, tập huấn ở cơ sở còn yếu; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch định, thực thi chính sách chưa được thực hiện đồng bộ, chưa chủ động; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo trong các cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã đạt còn thấp so với kế hoạch.

Bà Lê Thị Thắm, Phòng Quản lý Báo chí - Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông đọc tham luận tại Hội nghị: Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình thông qua nhiều kênh thông tin tuyên truyền như tổ chức hội thi, tập huấn, hội thảo…
Bà Lê Thị Thắm, Phòng Quản lý Báo chí - Xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông có ý kiến: Cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Luật bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình thông qua các kênh thông tin tuyên truyền như tổ chức hội thi, tập huấn, hội thảo…
Ông Hoàng Sơn - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu): Để triển khai chiến lược, chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020, xã đề xuất một số giải pháp: Cần tăng cường hơn nữa sự vào cuộc chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và MTTQ; phải có sự phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả giữa các thành viên trong Ban VSTBPN, Hội LHPN các cấp với Ban chính sách trong việc triển khai các hoạt động; duy trì và nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa và ghiamr thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” trên địa bàn toàn tỉnh…
Ông Hoàng Sơn - Phó chủ tịch UBND xã Sơn Hải (huyện Quỳnh Lưu) mong muốn nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới” trên địa bàn toàn tỉnh

Trong thời gian tới, các ban, ngành liên quan cần phối hợp đồng bộ, tích cực với các địa phương trong công tác lồng ghép giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường công tác tuyên truyền về bình đẳng giới; đưa nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy tại các trường phổ thông, hoạt động ngoại khóa của nhà trường và trong hệ thống các trường chính trị./.

Ngọc Anh

TIN LIÊN QUAN