Ngăn biến chứng tiểu đường bằng 5 cách hiệu quả

11/09/2015 17:34

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà bạn phải sống chung lâu dài. Vì vậy, hãy biết tự chăm sóc bản thân để tránh những biến chứng nặng do căn bệnh này gây ra.

1. Lắng nghe bác sĩ

Ngay hôm nay, bạn hãy bỏ thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp (không phải bệnh nhân nào tiểu đường cũng có chế độ giống nhau, nên hỏi bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình). Đồng thời, bệnh nhân hãy tập thể dục giảm cân, tránh béo phì mỗi ngày.

2. Kiểm soát đường máu

Mỗi bệnh nhân tiểu đường cần có một máy đo đường huyết ở nhà và đo theo hướng dẫn của bác sĩ. Đường huyết lý tưởng là nhỏ hơn hoặc bằng 7%. Khi ổn định được đường máu thì bệnh nhân có thể giảm 25% nguy cơ bệnh mắt và thận; 16% nhồi máu cơ tim.

Nếu có những lo lắng bất thường, bạn cần hỏi bác sĩ điều trị. Để kiểm soát đường huyết tốt thì bệnh nhân nên ăn nhiều bữa, không nên bỏ bữa này ăn dồn bữa kia. Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, chất béo, tinh chế để đường huyết không tăng đột ngột.

3. Kiểm soát cholesterol

Nếu hạ được cholesterol (mức lý tưởng là 5 mmol/l hoặc tỷ lệ cholesterol xấu/ cholesterol tốt < 3)="" thì="" những="" bệnh="" nhân="" đái="" tháo="" đường="" có="" thể="" giảm="" nguy="" cơ="" tim="" mạch="" đến="">

Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn nội tạng động vật. Nên thay mỡ động vật bằng dầu, bơ thực vật vì chúng giúp tăng 10,7% cholesterol tốt và giảm 5,8% cholesterol xấu.

4. Kiểm soát huyết áp

Huyết áp lý tưởng là 140/80 và thấp hơn. Do vậy hãy trang bị máy đo huyết áp ở nhà. Khi huyết áp ao, bệnh nhân có thể dùng các loại trà như hoa hòe, hoa bụt giấm, astiso…

5. Khám bàn chân

Tiểu đường dễ khiến vi trùng xâm nhập làm bệnh nhân lở loét chân, sưng phù, tê bì, tắc tĩnh mạch. Tại Việt Nam chưa có bác sĩ chuyên khoa về bàn chân nên bạn cần tự theo dõi tình trạng của mình. Tránh hiện tượng chủ quan thấy vết loét lại nghĩ là mẩn ngứa bình thường. Cần vận động thường xuyên để tránh tê bì./.

Theo suckhoegiadinh.com.vn