Luật Báo chí sửa đổi: Cần cấm bài báo "kích động bạo lực chém giết đổ máu".

17/11/2015 07:46

Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh tán thành những nội dung và hành vi bị cấm được ghi trong dự thảo luật Báo chí, đề nghị bổ sung kỹ hơn điều cấm, cần cấm những bài báo kích động bạo lực, mê tín dị đoan.

1
Họp tổ Hà Nội

Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Báo chí (sửa đổi). Nhiều ý kiến đồng tình với quy định mới tại Dự thảo Luật Báo chí. Dưới đây là ý kiến góp ý của các Đại biểu Quốc đoàn Hà Nội:

Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Cần có cơ chế bảo vệ nhà báo

Phát biểu tại phiên họp tổ về Luật báo chí (sửa đổi) ĐB Nguyễn Thị Quốc Khánh (Hà Nội) tiếp tục khẳng định báo chí là diễn đàn, cầu nối của nhân dân và nhà nước. Tuy nhiên, báo chí cũng cần phải tự do nhưng trong khuôn khổ pháp luật. Các nước, có nhiều bất ổn, do đó, nếu không quản lý tốt báo chí xã hội sẽ có nhiều nguy cơ bất ổn xã hội. Đánh giá cao hoạt động quản lý Nhà nước về báo chí, bà Nguyễn Thị Quốc Khánh cho rằng, công tác quản lý báo chí đã bước đầu ổn định xã hội. Trách nhiệm báo chí rất đáng ghi nhận, và cần tiếp tục phát huy.

Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh bày tỏ sự quan tâm đến một số nội dung cụ thể. Bà Khánh, tán thành về những nội dung và hành vi bị cấm được ghi trong dự thảo luật. Đại biểu Khánh đề nghị bổ sung kỹ hơn điều cấm, cấm những bài báo “kích động bạo lực chém giết đổ máu”.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh cũng góp ý thêm về điểm f, khoản 1 điều 10, thêm thông tin “hủ tục mê tín dị đoan” và một số điểm khác.

Đặc biệt, Đại biểu Khánh bày tỏ sự ủng hộ với những điểm mới trong Dự thảo Luật báo chí,. Tuy nhiên, đại biểu quan tâm đến vấn đề bảo vệ các nhà báo. Nhiều phóng viên báo chí thực hành đúng vẫn bị xâm hại, cản trở… Vậy cần phải quy định xử lý nghiêm minh những hành vi này và phải có cơ chế đảm bảo quyền tác nghiệp của báo chí. Đại biểu Khánh cũng chỉ ra, hiện tượng cơ quan nhà nước đã cấp thẻ vào cho Nhà báo, Phóng viên rồi nhưng lại ngăn trở khi nhà báo tiếp cận thông tin. Đại biểu Nguyễn Thị Quốc Khánh cũng chia sẻ với những khó khăn, vất vả và nguy hiểm của nhà báo trong việc tạo ra những tác phẩm báo chí phục vụ cộng đồng.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội): Sửa Luật Báo chí là cần thiết

Đại biểu Bùi Thị An khẳng định: Sửa là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ lo ngại: “Giai đoạn vừa qua có nhiều cơ quan báo chí, bùng nổ thông tin. Cử tri cũng rất hoan nghênh nhiều bài báo tốt, tuy nhiên cũng có những bài báo phản cảm, sai về kiến thức, sai về khoa học…

Đại biểu Bùi Thị An cũng cho rằng: Trong sắp xếp lại, có cơ quan báo chí được tự chủ hoàn toàn, có cơ quan báo chí hưởng ngân sách. Cũng có sản phẩm báo chí chất lượng không tốt, bán theo kênh, theo lệnh. Đại biểu Bùi Thị An cho rằng, nên sắp xếp ại đầu mối, quản lý chặt nhưng không mất tự do ngôn luận. Đại biểu An cho rằng, chưa nên cho báo chí tư nhân, nhưng lâu dài cũng nên cho, nếu ta quản lý tốt.

Đại biểu Nguyễn Phạm ý Nhi (Hà Nội): “Chỉ giao cho Hội Nhà báo Việt Nam nâng cao đạo đức nhà báo là chưa đủ”

Đại biểu Nguyễn Phạm ý Nhi bày tỏ quan điểm: “Về cơ bản thống nhất với tờ trình và báo cáo thẩm tra về Luật Báo chí (sửa đổi)”. Tuy nhiên, đại biểu Ý Nhi cũng bày tỏ lo lắng về những quy định đảm bảo quyền thể hiện. Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 11 quy định: “Công dân có quyền tham gia hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo hộ”. Khoản 4 Điều 11, quy định: “Công dân có quyền được biểu đạt thông tin; tham gia giám sát, phản biện xã hội trên báo chí” và điều 13 về việc cơ quan báo chí đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân.

Đại biểu Nguyễn Phạm ý Nhi đánh giá cao sự tiến bộ của những quy định này. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi lại bày tỏ lo lắng cơ quan báo chí khó đáp ứng được mong muốn biểu đạt của người dân.

Một vấn đề khác, khiến đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi rất quan tâm đó là vấn đề đạo đức của người làm báo. Theo đại biểu, những năm gần đây đóng góp của báo chí với đời sống xã hội là rất lớn. Tuy nhiên cũng có những biểu hiện lệch lạc về đạo đức nghề báo, nhưng chưa quản lý được đạo đức nghề nghiệp của báo chí. Tại điều 9 Dự thảo, lại chỉ giao cho Hội Nhà báo về nâng cao đạo đức là chưa đủ.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Phạm Ý Nhi cũng đặt câu hỏi công dân được tham gia báo chí, có quy định về đạo đức công dân không. Khi có một số comment văng tục, gây phản cảm, công dân tham gia báo chí cũng phải có đạo đức.

Đại biểu Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội): “Cần nói rõ về tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo”

Quan tâm hơn về vấn đề cấp thẻ nhà báo, Đại biểu Đỗ Kim Tuyến lại đặt vấn đề nhiều về việc điều kiện, tiêu chí để cấp thẻ cho Nhà báo. Theo đại biểu Đỗ Kim Tuyến cần ghi rõ ràng hơn quy định này.

Cũng vấn đề này, đại biểu Tuyến mong muốn luật ghi rõ việc cấp thẻ, thu thẻ nhà báo, thu thì có được cấp lại không, bao lâu thì cấp lại. Các trường hợp không được cấp thẻ, chỉ có liên quan đến vụ án, trong trường hợp nào chưa được cấp thẻ, trường hợp nào không.

Thực tiễn báo sử dụng nhiều CTV, vậy quy định như thế nào về việc này.

Đại biểu Đỗ Kim Tuyến đề nghị bổ sung thêm quy định trong điều cấm liên quan đến quan điểm ngoại giao của Nhà nước (điều 10, Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi). Theo ĐB Đô Kim Tuyến, nên quy định báo chí không được đưa thông tin sai lệch về quan điểm ngoại giao với nước ngoài. Hiện nay mới chỉ xác định nội dung cấm trong nước mà chưa tính đến vấn đề nước ngoài.

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội): “Cần cấm thêm nội dung chống Đảng”

Đại biểu, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, quan tâm đến điều Điều 10, của dự thảo, quy định về nội dung cấm. Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cần thêm hành vi , nội dung “chống Đảng”, “thông tin xuyên tạc niềm tin tôn giáo….” vào những nội dung cấm,

Đồng thời , Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng đề nghị Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan. Thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới mà chưa được kết luận, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng;

ĐBQH Nguyễn Phi Thường: “Nếu thua về tài chính, báo chí sẽ thua về tư tưởng”

Đại biểu Nguyễn Phi Thưởng bày tỏ lo ngại về đối tượng điều chỉnh của Luật Báo chí chưa bao hàm truyền thông xã hội. Với cơ quan báo chí, mỗi bài ra đều được kiểm chứng rõ ràng và phải qua một quy trình nhất định.

Nhưng, hiện nay, chỉ cần 1 điện thoại Smartphone là người dùng vừa làm PV vừa làm Tổng biên tập. Truyền thông xã hội chưa có gì có thể kiểm soát được. Dự luật này, tôi cho rằng chưa hết. Một bên, một mảng mạnh, câu chuyện, cơ chế hoạt động báo chí truyền thông. Một sự nghiệp có thu, định hướng tư tưởng chính trị tư tưởng.

Có 2 vấn đề đối chọi nhau. Một bên là, cơ quan báo chí là đơn vị tự chủ tài chính, kinh doanh thương mại, một bên, báo chí định hướng thông tin và truyền thông.

Vừa rồi, Bộ TT&TT làm quy hoạch báo chí. Chúng ta áp đối tượng, thu lại, bắt báo chí tự chủ tài chính. Một vài đơn vị lớn có báo nói, hình, viết, mảng có nguồn thu rất lớn. Về cơ bản các báo quảng cáo ít. Do đó, có cộng tác viên thu phần trăm quảng cáo, tạo ra nhiều hệ lụy báo chí.

Phần liên quan đến sản xuất kinh doanh vẫn có vấn đề. Vấn đề là doanh thu về quảng cáo. Định hướng ưu tiên, ưu đãi, chính sách gì khi thuế từ 25% xuống 20%, báo điện tử thuế là 20%.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường lo ngại, doanh thu quảng cáo của báo chí không bằng phần nhỏ của truyền thông xã hội như FB thua về mặt tự chủ tài chính, thua ở công cụ tư tưởng.

Theo Infonet.vn

TIN LIÊN QUAN