Sức mạnh quân sự Việt Nam 2015 tăng 2 bậc, đứng thứ 21 thế giới

24/12/2015 08:13

Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc.

Trang Global Firepower đã đưa ra danh sách đánh giá sức mạnh quân sự của 126 nước trên thế giới, theo đó trang này đã cân nhắc 50 yếu tố để tính tổng điểm Chỉ số Sức mạnh quân sự (Power Index). Những yếu tố này cho phép các nước nhỏ với công nghệ hiện đại có thể sánh ngang với các quốc gia lớn và phát triển.

Global Firepower (GFP) là trang xếp hạng uy tín, cung cấp các dữ liệu phân tích độc về sức mạnh quân sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nguồn số liệu của GFP gồm có tài liệu của CIA, wikipedia, các nguồn tin công khai của chính phủ, các nguồn truyền thông và nguồn tin riêng do nhiều chuyên gia cung cấp.

“Chúng tôi hy vọng đưa ra một cái nhìn toàn cảnh, công bằng nhất về lực lượng quân sự của tất cả các quốc gia trên thế giới”, Global Firepower khẳng định.

Chỉ số sức mạnh (PwrIndx) được tính toán dựa trên điểm lý tưởng là 0,0000. Sự cân bằng lực lượng là một yếu tố quan trọng, ngoài ra còn có những yếu tố khác như một lực lượng chiến đấu mạnh, lớn cả trên bộ, trên biển và trên không, hỗ trợ bởi nền kinh tế đàn hồi và phòng thủ lãnh thổ tốt. Những yếu tố như vậy được cân nhắc để tìm ra sức mạnh tổng lực của một quốc gia.

Việt Nam xếp thứ 21 thế giới về sức mạnh quân sự.
Việt Nam xếp thứ 21 thế giới về sức mạnh quân sự.

Kết quả xếp hạng cuối cùng của mỗi nước cũng được cộng thêm điểm thưởng hoặc điểm trừ, ví dụ như nước Áo không bị trừ điểm vì thiếu lực lượng hải quân nhưng họ lại bị trừ do không duy trì lực lượng thương gia hàng hải.

Global Firepower cũng nhấn mạnh vũ khí hạt nhân không được tính vào yếu tố làm nên sức mạnh quân sự, các yếu tố địa chính trị cũng có ảnh hưởng tới xếp hạng, việc xếp hạng này không chỉ dựa trên số lượng vũ khí hiện có, sự phụ thuộc vào các tài nguyên thiên nhiên cũng được tính, tình trạng kinh tế hiện tại cũng là một nhân tố quan trọng tuy nhiên không tính đến chính quyền chính trị và quân sự đang lãnh đạo đất nước.

Dưới đây là những phân tích và số liệu về sức mạnh quân sự của Việt Nam mà trang Global Firepower sử dụng để xếp hạng:

Chỉ số sức mạnh của Việt Nam là 0.7033, đứng thứ 21 trong tổng số 126 quốc gia tham gia xếp hạng.

Về nhân lực:

Tổng dân số là 93,4 triệu người

Số người trong độ tuổi lao động: 50,6 triệu người

Số công dân có thể nhập ngũ: 41,5 triệu người

Số thanh niên đến tuổi nhập ngũ hàng năm: 1,6 triệu người

Binh sỹ đang tại ngũ: 412.000 người

Số lượng quân nhân dự bị: 5.040.000 người

Các hệ thống bộ binh: lực lượng xe tăng bao gồm xe tăng chiến đấu chính, xe tăng hạng nhẹ và pháo tự hành chống tăng. Các phương tiện chiến đấu vũ trang bao gồm xe vận chuyển binh lính vũ trang (APC) và phương tiện chiến đấu bộ binh (IFV).

Xe tăng: 1.470 chiếc

Xe bọc thép (AFV): 3.150 chiếc

Pháo tự hành (SPG): 524 tổ hợp

Pháo thông thường (xe kéo): 2.200 tổ hợp

Pháo phản lực phóng loạt (MLRS): 1.100

Quân đội Việt Nam đứng trên nhiều nước trong khu vực. Nguồn: Bloomberg
Quân đội Việt Nam đứng trên nhiều nước trong khu vực. Nguồn: Bloomberg

Sức mạnh Không quân: Bao gồm cả máy bay cánh cố định và cánh xoay từ tất cả các nhánh lực lượng.

Tổng chiến đấu cơ: 404 chiếc

Máy bay chiến đấu/tiêm kích đánh chặn: 217

Máy bay tấn công cánh cố định: 217

Máy bay vận tải: 147

Máy bay huấn luyện: 26

Trực thăng: 140

Trực thăng tấn công: 25

Sức mạnh Hải quân: bao gồm tất cả các tàu thuyền chiến đấu và những phần bổ trợ

Tổng sức mạnh hải quân: 65

Tàu sân bay: 0

Tàu khu trục: 7

Tàu hộ tống nhỏ: 9

Tàu ngầm: 3

Máy bay bảo vệ bờ biển: 23

Tàu ngư lôi: 8

Nguồn năng lượng (xăng, dầu): dù có nhiều tiến bộ về công nghệ nhưng dầu vẫn là “nguồn sống” của các lực lượng chiến đấu cũng như kinh tế địa phương.

Sản xuất dầu mỏ: 300,5 thùng/ngày

Tiêu thụ dầu: 325.000 thùng/ngày

Nguồn dự trữ dầu mỏ: 4.400.000.000 thùng/ ngày

Hậu cần: lực lượng lao động hậu cần phản ánh sức mạnh của ngành công nghiệp quân sự của một quốc gia

Tổng lực lượng lao động: 52.930.000 người

Tàu chở hàng thương mại: 579

Các bến cảng chính: 6

Mật độ che phủ đường bộ: 180.549

Đường sắt: 2.632

Sân bay hữu dụng: 45

Tài chính (tính bằng USD):

Ngân sách quốc phòng: 3.365 triệu USD

Nợ nước ngoài: 68.380 triệu USD

Dự trữ ngoại hối và vàng: 32.490 triệu USD

Sức mua tương đương: 358.900 triệu USD

Địa lý (tính bằng km):

Tổng diện tích: 331.210 km

Đường bờ biển: 3.444 km

Đường biên giới chung: 4.616 km

Đường thủy: 17.702 km

Ngoài ra, top 10 cường quốc về quân sự mà Global Firepower bình chọn bao gồm: đứng đầu là Mỹ, tiếp theo là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản và thứ 10 là Thổ Nhĩ Kỳ.

Đứng cuối bảng xếp hạng gồm các quốc gia châu Phi như Zambia, Mali, Mozambique và Somalia. Việt Nam đứng thứ 21 trong bảng xếp hạng, ngay dưới Thái Lan thứ 20 và Brazil thứ 22. Xếp sau Việt Nam còn có các quốc gia như Ukraine (25), và một số quốc gia trong khu vực khác như Singapore (26), Philippines (40), Myanmar (44), Campuchia (96).

Theo Infonet

TIN LIÊN QUAN