TPP giúp Việt Nam phát triển mạnh

08/01/2016 21:15

Theo một nghiên cứu chi tiết ban đầu, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia sẽ là những nước nhận nhiều lợi ích nhất từ một hiệp định thương mại Thái Bình Dương ký hồi tháng 10 năm ngoái. Việt

Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Ảnh: AP

Quan chức đến từ 12 quốc gia đã đồng ý loại bỏ hầu hết thuế quan theo thời gian và các rào cản khác đối với thương mại cũng như thiết lập các quy tắc thương mại thống nhất, từ bằng sáng chế thuốc đến tiêu chuẩn môi trường lao động. Các quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm ngoái, nhưng nó không thể có hiệu lực nếu Quốc hội Mỹ và quốc hội của các quốc gia khác trong khối thông qua.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, nếu thoả thuận này đi vào hoạt động, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2030, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may. Mức tăng trưởng kinh tế của Nhật là 2,7% vào năm 2030 trong khi Mỹ là 0,4%.

Nền kinh tế Malaysia sẽ tăng trưởng 8% và lĩnh vực xuất khẩu của nước này sẽ có nhiều lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực mà không thuộc thành viên của hiệp định như Thái Lan, Philippines và Indonesia.

Mỹ, Canada và Mexico nhận lợi ích nhỏ hơn bởi họ đã mở cửa đường biên giới từ 2 thập kỷ trước với Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Theo nghiên cứu được xây dựng trên một mô phỏng của Viện Kinh tế Quốc tế Perterson, Mỹ hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các rào cản đối với ngành dịch vụ và xuất khẩu điện tử tới Nhật và các nước khác. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế của khu vực TPP sẽ tăng 1,1%.

“Mức giảm thuế quan mà chúng tôi thấy trong hiệp định lớn hơn so với dự đoán của người dân, bao gồm chúng tôi”, Peter Petri, giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Brandeis và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói.

Nghiên cứu kinh tế do Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ công bố hôm 6/1 và một nghiên cứu khác có họ có thể công bố vào tháng 5 tới có thể là "vũ khí" lợi hại đối với các tổ chức kinh tế và những nhóm vận động cho lợi ích của nông dân trong bối cảnh họ đang ép Quốc hội biểu quyết về hiệp định thương mại trong mùa xuân năm nay. Phòng Thương mại Mỹ trở thành tổ chức kinh tế lớn thứ ba tán thành TPP.

Trước đó một ngày, Hội nghị bàn tròn Kinh tế, với sự tham gia của những tổng giám đốc của một số công ty lớn nhất Mỹ, đã thông qua TPP. Họ nói rằng các điều khoản về giảm rào cản mậu dịch và thiết lập các quy tắc thương mại sẽ có lợi cho các công ty Mỹ đang cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.

“Không bức tường nào đủ cao và con hào nào đủ sâu để có thể loại trừ cạnh tranh”, John Engler, cựu thống đốc bang Michigan kiêm người đứng đầu Hội nghị bàn tròn Kinh doanh, nhận định.

Các nhóm lao động và một số nhà kinh tế học, những người phản đối TPP, cho rằng lợi ích mà Mỹ có thông qua xuất khẩu sẽ phải bù đắp những thiếu hụt trong gia tăng nhập khẩu.

Cũng theo báo cáo này, các nước không tham gia vào khối TPP có thể bị ảnh hưởng. Thái Lan có thể chỉ tăng 0,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030 nếu nước này không tham gia hiệp định. Hàn Quốc, quốc gia đã ký một thoả thuận thương mại tự do với Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi mất đi những lợi thế. Vì vậy, Seoul cũng đã bày tỏ ý muốn gia nhập TPP.

TPP sẽ giúp Trung Quốc tăng nhẹ trong xuất khẩu hàng hoá khi nước Đông Nam Á tiến hành các bước nhằm cải thiện dòng chảy thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, GDP của quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng bởi không tham gia vào TPP”, Franziska Ohnsorge, một nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới, nói.

“Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam”, bà nhận định.

Trung Quốc đã bày tỏ mối quan tâm tới TPP nhưng các nhà kinh tế nhận định, Bắc Kinh có thể không tham gia sớm bởi chính quyền nước này chưa sẵn sàng để mở cửa biên giới, cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp nhạy cảm.

Theo Zing.vn