(Baonghean.vn) - Là một trong các khu tái định cư của dự án trọng điểm dự án Thủy điện Bản Vẽ, hệ thống đường giao thông vào bản Cà Moong (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) lẽ ra phải đạt quy chuẩn. Thế nhưng, thực tế hoàn toàn trái ngược lại.
|
Để thực hiện dự án thủy điện Bản Vẽ, năm 2011, 130 hộ dân bản Cà Moong (xã Kim Đa cũ) phải di chuyển đến sống tại khu vực Khe Pông (xã Lượng Minh). Muốn vào khu TĐC Cà Mong, trước hết phải đi thuyền từ Bản Vẽ ngược bến Cà Moong. |
|
Phải mất khoảng 30 phút đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ mới đến được bến Cà Moong. |
|
Từ bến Cà Moong, tiếp tục phải vượt con đường độc đạo để vào được khu tái định cư. |
|
Theo quy định thì đường từ bến thuyền vào khu TĐC Cà Moong dài 3km phải được xây dựng chuẩn đường loại A, tức là kết cấu mặt đường phải được xây dựng bằng các vật liệu cứng. Thế nhưng, tuyến đường này mới được san nền đất, chỉ sau một cơn mưa nhỏ đã nhão nhoét, trơn trượt. |
|
Đường được thiết kế với chiều rộng nền đường là 6m, mặt đường là 4m nhưng nay mặt đường có đoạn chỉ còn khoảng 2m. Có 2 điểm điếm sạt lở mạnh, khoét sâu vào đến tim đường. |
|
Bản Cà Moong có đến 146 hộ, 760 khẩu. Các đoạn đường nội bản đều lởm chởm đá núi, chằng chịt như mạng nhện. |
|
Đây là khe suối nhưng cũng đồng thời là đường đi lại của người dân. |
|
Một số đoạn đường dốc gần như thẳng đứng, đi bộ đã khó khăn, chưa nói đến đi xe máy. |
|
Tuyến đường nội vùng tái định cư chưa được đầu tư xây dựng đang. Nhiều người đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thủy điện Bản Vẽ với người dân như thế nào. |
|
Người già trong bản muốn đi ra bến để về khu vực sản xuất thường chọn cách đi bộ để đảm bảo an toàn. |
|
Mỗi tháng, chiếc xe của anh Ốc Văn May phải thay 1 đôi lốp mới chống chọi được tuyến đường trơn trượt vào bản Cà Moong. |
|
Sau mỗi lần ra vào khu tái định cư, xe của anh Ốc Văn May lấm lem bùn đất. Anh phải rửa xe để lần sau sử dụng có độ ma sát, chống trơn trượt. |
Phạm Bằng - Nhật Lân