Nỗi lo khi nghề đốt than phát triển ở Quỳ Châu

15/03/2016 11:59

(Baonghean.vn) - Lâu nay, trên địa bàn huyện Quỳ Châu có nhiều xã như Châu Bình, Châu Hội… người dân tự ý hình thành các lò sản xuất than củi. Đặc biệt là ở các bản Quỳnh 2, Quỳnh 3 (xã Châu Bình) có những địa điểm sản xuất với quy mô lớn.

Than củi được “xuất xưởng” theo phương thức: thu mua gỗ từ cây keo, gỗ vườn tập kết về lò và tiến hành om than. Có hàng chục chiếc lò nung than, mỗi lò cho ra được khoảng 20 đến 30 bì than/ngày. Với các xưởng sản xuất như vậy, có nhiều nghi vấn người dân khai thác nguyên liệu trái phép tại các khu rừng do nhà nước giao khoán cho các hộ dân quản lý, bảo vệ.

4
Quang cảnh lò đốt than ở một địa điểm thuộc xã Châu Bình (Quỳ Châu).
5
Một nữ lao động địa phương tưới nước làm tắt lửa để đưa than ra lò.
3
Một lò đang trong cung đoạn om than.
8
Các nữ lao động địa phương "chìm" trong bụi khi chuyển than vừa om xong.
7
Dù đã om xong nhưng than vẫn gần như giữ nguyên hình dáng, kích thước ban đầu.
Mỗi lần 1 lò om than cho ra lò
Mỗi lần 1 lò om than cho ra lò 25 - 30 bì, mỗi bì bán từ 30.000 - 35.000 đồng
9
Tất cả các lò om than ở Quỳ Châu đều được dựng tạm bợ với nguyên liệu là gỗ tập kết sẵn để đưa vào đốt.
2
Ngoài số củi, gỗ từ cây keo và vườn đồi, nguyên liệu đốt than còn bị người dân khai thác tại các cánh rừng được nhà nước giao khoán cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ. Chính quyền địa phương cần có giải pháp kịp thời bảo vệ rừng tự nhiên trước nghề đốt than đang phát triển.

Hồ Phương