Thơm ngon bánh mướt Lam Trung

18/01/2016 21:14

(Baonghean.vn) - Bánh mướt làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam (Hưng Nguyên) từ lâu đã nổi tiếng thơm ngon, là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Đặc biệt, thời điểm chuẩn bị đón Tết nguyên đán, làng nghề càng rộn rịp người vào ra.

Trong cái se lạnh cuối năm, chúng tôi tìm về làng nghề bánh mướt Lam Trung, từ đầu làng đã thơm mùi bột gạo, mùi bánh mới ra lò quyện trong gió lạnh làm ấm cả một vùng. Người ra vào mua bánh, thưởng thức bánh làm cho làng nghề trở nên nhộn nhịp.

Từ đầu làng bánh Lam Trung đã rộn rịp bước chân các bà, các mẹ đi mua bánh, tiếng cười nói vui vẻ. Bà Võ Thị Xường (85 tuổi) ở làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam vui vẻ cho hay: Có các lò bánh trong làng nên mọi gia đình  luôn được thưởng thức bánh nóng hổi.
Từ đầu làng bánh Lam Trung đã rộn rịp bước chân các bà, các mẹ đi mua bánh. Bà Võ Thị Tân (85 tuổi) ở làng nghề Lam Trung, xã Hưng Lam vui vẻ cho hay: Có các lò bánh trong làng nên mọi gia đình luôn được thưởng thức bánh nóng hổi.

Từ xưa, người làm nghề bánh Lam Trung rất chú trọng khâu chọn gạo để làm bánh. Gạo làm bánh mướt thường gạo khang dân thì bánh mới dai, ngon. Và, gạo sau khi ngâm phải vo sạch, bóp đều trước khi xay.
Từ xưa, người làm nghề bánh Lam Trung rất chú trọng khâu chọn gạo để làm bánh. Gạo làm bánh mướt thường gạo Khang dân thì bánh mới dai, ngon. Gạo sau khi ngâm phải vo sạch, bóp đều trước khi xay.

Tầm 6 giờ chiều cũng là lúc làng bánh rộn ràng, nhà nhà bắt tay vào làm bánh để bán cho các quán ăn đã đặt trước và người dân trong vùng. Cũng như 50 hộ tròn làng nghề chuyên làm bánh thì gia đình anh Võ Xường xóm 5 cũng chuẩn bị bột để làm bánh. Anh Xường cho hay: Trước đây gia đình anh làm thủ công nhưng 1 năm nay gia đình mua 1 chiếc máy làm bánh trị giá 40 triệu,  một ngày gia đình anh làm 20- 30 kg gạo.
Tầm 6 giờ chiều cũng là lúc làng bánh rộn ràng, nhà nhà bắt tay vào làm bánh để bán cho các quán ăn đã đặt trước và người dân trong vùng. Cũng như 50 hộ trong làng nghề chuyên làm bánh thì gia đình anh Võ Xường xóm 5 cũng chuẩn bị bột để làm bánh. Anh Xường cho hay: Trước đây gia đình anh làm thủ công nhưng 1 năm nay gia đình mua 1 chiếc máy làm bánh trị giá 40 triệu đồng, một ngày gia đình anh làm 20 - 30 kg gạo.

 Anh Xường kiểm tra bánh chạy máy để bảo đảm chất lượng chín của bánh.
Anh Xường kiểm tra bánh chạy máy để bảo đảm chất lượng chín của bánh.

Cũng như gia đình anh Xường, gia đình thì gia đình ông Trần Văn Lam cũng đầu tư máy làm bánh. Sau những chiếc bánh trắng muốt đã chín nóng, những đôi tay thoăn thoắt sắp bánh vào rổ đảm bảo an toàn vệ sinh.
Sau khi những chiếc bánh trắng muốt đã chín nóng, những đôi tay thoăn thoắt sắp bánh vào rổ có lót một lớp lá chuối đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bánh ngon thì đã đành nhưng nước mắm, hàng khô vô cùng quan trọng. Vì thế, hành ăn bánh mướt người dân tự tao chứ không mua hành đã sấy sẵn.
Bánh ngon thì đã đành nhưng nước mắm, hành khô vô cùng quan trọng. Vì thế, để góp phần cho hương vi bánh thơm ngon, hành để rải lên bánh mướt được người dân tự làm chứ không mua hành đã sấy sẵn ngoài chợ.

Giò ăn bánh  cũng lấy từ giò làng nghề  xã Vân Diên ( Nam Đàn).
Mỗi một lớp bánh trắng muốt, mỏng tang được rải một lớp hành giòn, vàng ươm, bánh mướt Lam Trung được người dân thưởng thức cùng giò được đặt mua từ làng nghề xã Vân Diên (Nam Đàn). Ăn một lần là nhớ mãi.

Ở làng nghề Lam Trung chủ yếu cung cấp bánh cho thị trường Vinh, Nam Đàn và các xã lân cận. Người ở làng thường cân bánh trước khi giao hàng. Chị  Nguyễn Thị Xường cho biết: Khi bánh chín, chị thường chia bánh theo số lượng đơn đặt hàng, khách đến chỉ việc bê lên xe. Được biết, bình quân mỗi năm làng nghề tiêu thụ trên 35 tấn gạo làm bánh mướt. Thu nhập bình quân mỗi ngày trên dưới 100 nghìn/ người, tháng Tết thu nhập gấp đôi. Tỷ lệ họ nghèo ở làng nghề Lam Trung chỉ còn 5%, chủ yếu là người già cả, neo đơn.
Bánh mướt của làng nghề Lam Trung chủ yếu cung cấp bánh cho thị trường Vinh, Nam Đàn và các xã lân cận. Được biết, bình quân mỗi năm làng nghề tiêu thụ trên 35 tấn gạo làm bánh mướt. Thu nhập bình quân mỗi ngày trên dưới 100 nghìn đồng/ người, tháng Tết thu nhập gấp đôi. Tỷ lệ hộ nghèo ở làng nghề Lam Trung chỉ còn 5%, chủ yếu là người già cả, neo đơn.

Người dân trong làng, trong xã thường đến thưởng thức bánh mướt tận nhà.
Bánh mướt Lam Trung đã trở thành thức quà quê được người dân trong làng, trong xã đến thưởng thức ngay tại các cơ sở sản xuất. Những lúc như thế này, chuyện làng, chuyện xóm, chuyện làm ăn, nhất là việc phát triển làng nghề bánh mướt được người dân trao đổi nhiều nhất với mong ước làm sao để bánh của làng mình ngày càng được nhiều người biết đến.

Thu Hương