Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH
(Baonghean) - Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 gồm 09 Chương, 125 Điều, trong đó có một số điều khoản được sửa đổi nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các đối tượng tham gia, đảm bảo quyền về an sinh xã hội của người dân, bổ sung một số chế độ cho phù hợp và xác định địa vị pháp lý của BHXH Việt Nam là: cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thanh tra việc đóng BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật. Có thể cụ thể hóa những điểm mới của Luật BHXH sửa đổi như sau:
IV. Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH
1. Sửa đổi quy định về việc phạt đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng BHXH (hiện nay bằng lãi đầu tư của quỹ BHXH).
2. Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan BHXH:
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, Giám đốc cơ quan BHXH cấp tỉnh và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 4, Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính (VPHC);
- Giám đốc BHXH tỉnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 46 của Luật xử lý VPHC;
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 46 của Luật xử phạt VPHC.
Người có thẩm quyền xử phạt VPHC nêu trên được ủy quyền cho cấp phó thực hiện việc xử phạt VPHC.
- Mức phạt tiền tối đa, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt và các quy định khác có liên quan về xử phạt VPHC của thanh tra cơ quan BHXH thực hiện theo quy định của Pháp luật xử lý VPHC.
ư vấn hướng dẫn người lao động tìm việc và hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. (Ảnh: TTXVN) |
V. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện BHXH.
1. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội về BHXH
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển BHXH.
- Xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về BHXH.
- Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH.
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý VPPL, giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH, trừ quy định tại Khoản 2, Điều 11 của Luật.
- Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về BHXH của người lao động.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về BHXH.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo về BHXH.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHXH.
- Hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện BHXH.
2. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính
- Xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về BHXH; chi phí quản lý BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về BHXH.
- Hàng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH cho Bộ trưởng Bộ LĐ - TB&XH để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.
3. Trách nhiệm của UBND các cấp
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH.
- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp quyết định.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý VPPL và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH.
- Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH.
Cứ tri Bùi Minh Trí kiến nghị về vấn đề chi trả bảo hiểm y tế |
4. Về quyền và trách nhiệm của cơ quan BHXH
a. Quyền của cơ quan BHXH:
- Có chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN
- Được yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN; được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập.
- Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
- Định kỳ 6 tháng được cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
b. Trách nhiệm của cơ quan BHXH:
* Bổ sung trách nhiệm:
- BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.
- Hàng năm, xác nhận thời gian đóng BHXH cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ.
- Hàng năm cung cấp thông tin về việc đóng BHXH của người lao động để người sử dụng lao động công khai.
- Hàng năm, cơ quan BHXH địa phương báo cáo UBND cùng cấp về tình hình thực hiện BHXH, BHYT, BHTN.
* Bỏ trách nhiệm giới thiệu người lao động, thân nhân người lao động ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Một điểm chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) |
5. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận
a. Quyền của tổ chức công đoàn
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia BHXH.
- Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan BHXH cung cấp thông tin về BHXH của người lao động.
- Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý VPPL về BHXH.
- Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi VPPL về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại Khoản 8, Điều 10 của Luật Công đoàn.
b. Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn.
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH cho người lao động.
- Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về BHXH.
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH.
c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, chủ động tham gia các loại hình BHXH phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH theo quy định của pháp luật.
P.V
TIN LIÊN QUAN |
---|