Khai thác 'mỏ vàng' từ rừng xanh

23/04/2016 09:58

(Baonghean.vn) - Trước đây rừng bị khai thác tận thu nhưng từ khi có chủ trương giao đất giao rừng đến tận các hộ dân vào đầu những năm 90, hàng ngàn héc ta đất trống đồi núi trọc ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) được trả lại màu xanh, rừng trở thành "mỏ vàng", đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho mọi người dân.

 Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 11.000 héc ta rừng, trong số diện tích rừng sản xuất 8.500 héc ta thì có tới 7.000 héc ta được người dân trồng các loại cây nguyên liệu gồm bạch đàn, keo lai, tràm. Những cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nên phát triển tốt.
Toàn huyện Quỳnh Lưu hiện có gần 11.000 héc ta rừng, trong số diện tích rừng sản xuất 8.500 héc ta thì có tới 7.000 héc ta được người dân trồng các loại cây nguyên liệu gồm bạch đàn, keo lai, tràm. Những cây trồng này phù hợp với thổ nhưỡng của vùng nên phát triển tốt.
 Rừng nguyên liệu sau 3 năm trồng có thể khai thác. Trung bình bạch đàn cho thu nhập 80 triệu đồng/héc ta, tràm, keo lai 60, 70 triệu. Điều đáng nói là cây bạch đàn mỗi lần trồng có thể cho thu hoạch đến 3 chu kỳ. Sau khi cắt cây thu hoạch, chồi bạch đàn lại mọc lên, cây thẳng và đẹp hơn cả lứa cây trồng ban đầu.
Rừng nguyên liệu sau 3 năm trồng có thể khai thác. Trung bình bạch đàn cho thu nhập 80 triệu đồng/héc ta; tràm, keo lai 60, 70 triệu. Riêng cây bạch đàn mỗi lần trồng có thể cho thu hoạch đến 3 chu kỳ. Sau khi cắt cây thu hoạch, chồi bạch đàn lại mọc lên, cây thẳng và đẹp hơn cả lứa cây trồng ban đầu.
Sản phẩm nguyên liệu bạch đàn tràm, keo lai có thể phân ra bán theo nhóm: Gỗ làm nhà đối với các loại cây để lâu năm, cột chống cho các công trình xây dựng, bột giấy, bột gỗ, và củi đốt lò. Trong mỗi diện tích rừng có thể thu hoạch được nhiều nhóm sản phẩm.
Sản phẩm nguyên liệu bạch đàn tràm, keo lai có thể bán theo nhóm: Gỗ làm nhà đối với các loại cây để lâu năm, cột chống cho các công trình xây dựng, bột giấy, bột gỗ, và củi đốt lò. Trong mỗi diện tích rừng có thể thu hoạch được nhiều nhóm sản phẩm.
 Vì vậy, mỗi héc ta rừng thu hoạch đòi hỏi lượng lao động lớn. Ngoài việc cắt, cưa khúc cây được thực hiện bằng cưa máy, thì các công đoạn còn lại đều là lao động thủ công như lột vỏ cây, chặt cành lấy củi, vận chuyển đến bãi tập kết để cho lên xe. Mỗi đợt thu hoạch, riêng công chi phí cho lao động và cước vận tải mỗi 1 héc ta hết khoảng 20 triệu đồng. Tính ra, mỗi héc ta rừng nguyên liệu cho thu nhập ít nhất là 100 triệu đồng.
Vì vậy, mỗi héc ta rừng thu hoạch đòi hỏi lượng lao động lớn. Ngoài việc cắt, cưa khúc cây được thực hiện bằng cưa máy, thì các công đoạn còn lại đều là lao động thủ công như lột vỏ cây, chặt cành lấy củi, vận chuyển đến bãi tập kết để cho lên xe. Mỗi đợt thu hoạch, riêng chi phí cho lao động và cước vận tải mỗi 1 héc ta hết khoảng 20 triệu đồng.
 Mỗi lao động tham gia sản xuất rừng tùy từng công việc trả công khác nhau. Mỗi công trồng rừng có giá 150.000 đồng mỗi ngày, cưa máy đốn cây từ 300 – 500 ngàn đồng mỗi ngày, lột vỏ cây 200 ngàn đồng mỗi ngày, bốc vác là 250 ngàn đồng mỗi ngày. Tham gia vào các tổ sản xuất rừng, lao động có việc làm quanh năm với mức thu nhập khá, đảm bảo đời sống gia đình.
Mỗi lao động tham gia sản xuất rừng tùy từng công việc trả công khác nhau. Mỗi công trồng rừng có giá 150.000 đồng/ngày, cưa máy đốn cây từ 300 - 500 ngàn đồng/ ngày, lột vỏ cây 200 ngàn đồng/ ngày, bốc vác 250 ngàn đồng/ ngày. Tham gia vào các tổ sản xuất rừng, lao động có việc làm quanh năm với mức thu nhập khá, đảm bảo đời sống gia đình.
 Phát triển trồng rừng nguyên liệu không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương, mà còn thúc đẩy rất nhiều  dịch vụ ăn theo như nghề ươm cây giống, phát chồi cây, vận chuyển sản phẩm cây nguyên liệu đi tiêu thụ… có điều kiện phát triển, mang lại nhiều nguồn thu nhập cho người dân
Phát triển trồng rừng nguyên liệu không chỉ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương, mà còn thúc đẩy rất nhiều dịch vụ ăn theo như nghề ươm cây giống, phát chồi cây, vận chuyển sản phẩm cây nguyên liệu đi tiêu thụ… có điều kiện phát triển, mang lại nhiều nguồn thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Bỉnh Khảng – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Lưu cho biết, toàn xã có 2.700 héc ta đất lâm nghiệp, trong đó rừng nguyên liệu là 1.900 héc ta. Đây được coi là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Từ khi thực hiện khoán giao tận hộ, ý thức nuôi trồng, bảo vệ rừng của bà con đã được nâng lên rất nhiều. Mặc dù diện tích rừng lớn, cây có tinh dầu là chủ yếu, nhưng nhiều năm liền không để xảy ra cháy rừng.
Từ khi thực hiện khoán giao tận hộ, ý thức nuôi trồng, bảo vệ rừng của bà con được nâng lên rất nhiều. Mặc dù diện tích rừng lớn, cây có tinh dầu là chủ yếu, nhưng nhiều năm liền không để xảy ra cháy rừng.

Nguyễn Vân

Đài Hoàng Mai

TIN LIÊN QUAN