Hà Tĩnh: Dự án nghìn tỷ chết, ngân hàng cay đắng chia nhau đống sắt vụn

13/05/2016 15:30

Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi vừa bị BQLKKT Hà Tĩnh chấm dứt hoạt động, chuẩn bị thu hồi. Ngân hàng phát triển (NHPT), Vietcombank, BIDV (chi nhánh Hà Tĩnh) mặc nhiên trở thành 'nạn nhân' của dự án.

Cho vay nhưng không kiểm soát được đầu tư

Ông Võ Tá Nam, PGĐ Ngân hàng Phát triển Hà Tĩnh cho biết, sau khi nhận được công văn 647 của BQL KKT tỉnh, ông đang cố gắng liên hệ chủ đầu tư để họp bàn giải pháp nhưng rất khó liên lạc. Nhất là các cổ đông lớn như Vạn Lợi, Hợp Thành.

“Chúng tôi cho vay (NHPT cho vay hơn 600 tỷ) theo nghị quyết kêu gọi của tỉnh, ưu ái, tạo điều kiện cho dự án được đầu tư hoạt động. Nói thật tài sản đảm bảo tiền vay ở trong nhà máy, có nhiều cái chủ đầu tư cũng không nắm được, chứ nói gì ngân hàng chúng tôi.

Máy móc nhập về do Tổng thầu ECP (Trung Quốc). Chỉ khi nào tổng thầu sang để lắp đặt, mở ra mới biết được những gì đã đầu tư. Giờ phải kiểm toán lại toàn bộ mới có đánh giá được giá trị tài sản đã đầu tư thế nào, còn lại những gì sau nhiều năm bỏ hoang”, ông Nam nói.

Dự án, thép nghìn tỷ, đổ vỡ, ngân hàng, ‘ngồi trên đống lửa’, Hà Tĩnh, gỉ sắt, chăn bò
DA thép tổng mức đầu tư gần 2000 tỷ (các ngân hàng cam kết vốn hơn 80%) đình trệ từ 2010.

Quá ưu ái và tin tưởng, giờ chia nhau đống sắt vụn

“Bên tôi phải làm theo toàn bộ. Hồ sơ NHPT họ giữ. Mỗi lần giải ngân cho dự án thì NHPT thông báo cho các ngân hàng, góp vốn theo tỷ lệ đã cam kết. Như BIDV là 7%, Vietcombank là 8%.Còn ông Kiểu Đình Hòa, GĐ BIDV Hà Tĩnh cũng cho biết, dự án này chủ yếu là NHPT, các ngân hàng khác chỉ góp vốn theo tỷ lệ, BIDV đã cho vay 49 tỷ đồng.

Vị GĐ BIDV Hà Tĩnh cay đắng thừa nhận: “Dự án chết khiến ngân hàng chết theo, đó là quy luật. Nói thật nếu không dừng lại thì đang giải ngân nhiều nữa. Vì tổng cam kết là hơn 1.000 tỷ, mới chỉ giải ngân hơn 1 nửa”.

“Giờ mà thu hồi dự án này, tài sản cũng chỉ ở dạng sắt vụn. Bởi bộ phận lắp ráp hết thì gỉ sét, bộ phận chưa lắp ráp thì mất mát nhiều rồi. Thêm nữa, không có tổng thầu nên không biết được máy móc thiết bị gì. Bây giờ, không thể mua bán theo dạng thiết bị nữa”, ông Nguyễn Hữu Lực - GĐ Vietcombank Hà Tĩnh cho biết.

Ông Lực cay đắng chia sẻ: "Giờ hơn 700 tỷ mà các ngân hàng cho vay là có nguy cơ mất. Dự án này ưu ái họ quá. Mình tin tưởng họ quá nên mới ra thế”.

Dự án, thép nghìn tỷ, đổ vỡ, ngân hàng, ‘ngồi trên đống lửa’, Hà Tĩnh, gỉ sắt, chăn bò
Ngân hàng ngoại thương VN, cho vay 70 tỷ đồng theo hồ sơ thẩm định của NHPT.


Theo vietnamnet

TIN LIÊN QUAN