Hưng Hòa - mùa thu hoạch cói

21/05/2016 17:14

(Baonghean.vn) - Khi nắng hạ bắt đầu chói chang là lúc người dân xã Hưng Hòa - TP.Vinh (Nghệ An) tất bật vào mùa thu hoạch cói đầu tiên trong năm.

Xã Hưng Hòa có tổng 65 ha đất trồng cói với 600 hộ làm nghề truyền thống này,  tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 thôn Phong Hảo và Phong Thuận.
Xã Hưng Hòa có tổng 65 ha đất trồng cói với 600 hộ làm nghề truyền thống này, tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 thôn Phong Hảo và Phong Thuận.
Cói thu hoạch 3 lần trong một năm. Vào các đợt cuối tháng 3, đầu tháng 4, tháng 6 và tháng 10 (âm lịch). Đây là thời điểm vào chính vụ thu hoạch của bà còn Hưng Hòa.
Cói thu hoạch 3 lần trong một năm. Vào các đợt cuối tháng 3, đầu tháng 4, tháng 6 và tháng 10 (âm lịch). Đây là thời điểm vào chính vụ thu hoạch của bà còn Hưng Hòa.
Sau khi chặt cói, người dân phải giũ cho sạch cỏ rác và tách những lớp cói ngắn ra để riêng.
Sau khi chặt cói, người dân phải giũ cho sạch cỏ rác và tách những lớp cói ngắn ra để riêng.
Tiếp đó là chẻ cói cần phải có 2 người. Đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian và công sức, bởi nếu không chẻ cói kịp thời, để héo sẽ rất khó chẻ.
Tiếp đó là chẻ cói cần phải có 2 người. Đây là công đoạn mất khá nhiều thời gian và công sức, bởi nếu không chẻ cói kịp thời, để héo sẽ rất khó chẻ.
Ông Chu Văn Bé (56 tuổi, xóm Phong Hảo) cho biết: “Nghề trồng cói và dệt chiếu đối với gia đình tôi đã trở thành nghề truyền thống. Với  3ha diện tích trồng cói, mỗi năm thu hoạch được hơn 7 tấn, cây cói đã phần nào giúp cải thiện cuộc sống, trở thành nguồn thu nhập chính đối với gia đình chũng tôi”.
Ông Chu Văn Bé (56 tuổi, xóm Phong Hảo) cho biết: “Nghề trồng cói và dệt chiếu là nghề truyền thống của gia đình tôi . Với 3ha diện tích trồng cói, mỗi năm thu hoạch được hơn 7 tấn, cây cói đã phần nào giúp cải thiện cuộc sống, trở thành nguồn thu nhập chính đối với gia đình chúng tôi”.
Cây cói sau khi được chẻ, sẽ đem phơi 3 nắng ngoài ruộng để cho nhẹ và mềm sợi. ảnh 8: Sau đó, cói được cột thành từng bó để đưa về nhà để tiếp tục phân loại, phơi khô bán cho các cơ sở sản xuất.
Cây cói sau khi được chẻ, sẽ đem phơi 3 nắng ngoài ruộng để cho nhẹ và mềm sợi. Sau đó, cói được cột thành từng bó để đưa về nhà để tiếp tục phân loại, phơi khô bán cho các cơ sở sản xuất.
Sau khi phơi khô, cói được các thương lái ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh thu mua với giá 6,5 ngàn đồng 1kg.
Sau khi phơi khô, cói được các thương lái ở Thanh Hóa và Hà Tĩnh thu mua với giá 6,5 ngàn đồng 1kg.
Những cây cói qua bàn tay khéo léo  của người dân Hưng Hòa, đã làm nên những chiếc chiếu đẹp, có thương hiệu.
Trồng cói, nên người dân Hưng Hòa có nghề dệt chiếu đã lâu năm. Những cây cói qua bàn tay khéo léo của người dân Hưng Hòa, đã làm nên những chiếc chiếu đẹp, có thương hiệu.

Nguyễn Giang, Vương Vân

TIN LIÊN QUAN