(Baonghean.vn) - Trong hang rộng đủ sức chứa cả nghìn người là những nhũ đá với hình thù kỳ dị.
|
Cách trung tâm huyện lỵ Con Cuông khoảng 7km là hang đá được người bản địa gọi là Thằm Phai Quẻ. Hang đá này thuộc bản Tân Hương xã Yên Khê, cách suối Nước Mọc khá nổi tiếng của huyện Con Cuông chưa đầy nửa cây số. |
|
Hang đá nằm trên dãy núi có tên là Phai Quẻ. Tên gọi của hang lấy theo tên đập thủy lợi lớn do người dân xây dựng trước đây. Cửa hang tạo thành một “mái hiên” rộng nên nhiều người bản ở đây thường chọn làm địa điểm trắnh nắng nóng vào mùa hè. Họ kê cả giường, mang theo nồi niêu để nấu nướng và ăn nghỉ tại đây những buổi ngày nắng nóng. |
|
Hang đá như một ngôi nhà gồm 4 “phòng” lớn và một số phòng nhỏ. Tất cả những căn phòng này đều rất tối. Người đến phải dùng đèn pin mới có thể tham quan hang động này. |
|
Trên vách hang là những hình vẽ tự nhiên. Đôi khi khiến người ta liên tưởng đến những nét vẽ của trường phái ấn tượng đầy vẻ ảo diệu. |
|
Một bức vẽ khác rất giống một "hình ma" với mái tóc trắng xòa xuống. |
|
Vòm hang cũng là nơi treo mình của những chú dơi. |
|
Con hà mã khổng lồ đã hóa đá? |
|
Theo những người dân địa phương thì hang đá này vốn là kho vũ khí quân sự trong chiến tranh. Đến nay tất cả khí tài đã được chuyển đi và hang đá được trả lại vẻ tĩnh lặng ngàn năm của nó. |
|
Ngoài vẻ “đáng sợ”, hang đá này còn có vô vàn nhũ đá tuyệt đẹp. |
|
Có những hốc đá gợi sự liên tưởng về đường lên cõi trời, một hình tượng thường thấy trong cổ tích dân gian của người Thái bản địa. |
Hữu Vi