Xử nghiêm việc đánh ghen ngoài đường

23/08/2016 14:02

Luật Mỹ không cho phép đánh người, trừ trường hợp duy nhất là tự vệ khi bị tấn công. Còn đánh ghen hay gì đi chăng nữa cũng sẽ bị xử tội như nhau...

Ở Mỹ, luật gia đình rất nghiêm khắc, luôn có những quy định rất chi tiết về việc ly hôn, chia tài sản, trợ cấp cho con cái và cả chu cấp cho vợ/chồng sau ly hôn. Một số tiểu bang còn xem ngoại tình là tội cần phải phạt, bao gồm phạt tiền, có thể bị đuổi việc và phạt tù. Trên thực tế thì ít ai bị phạt như vậy bởi người bị phản bội thường đưa đơn ly dị trước.

Khi chia tay, phụ nữ thường được ưu tiên nuôi con, còn người đàn ông phải chu cấp cho con cái. Nếu hàng tháng ông chồng cũ không chịu gửi tiền nuôi con thì người phụ nữ có quyền báo cảnh sát. Khi ấy, người không chu cấp sẽ bị trừ tiền lương ngay tại nơi làm việc. Nếu chây ỳ nhiều lần, họ có thể bị bắt vào tù.

luat-my-cam-danh-ghen-ngoai-duong

Luật pháp Mỹ không cho phép đánh người, kể cả đánh ghen.

Ở Mỹ, nếu việc ly hôn khiến một người không có đủ tiền để sống ở mức như cũ thì người còn lại (có nhiều tiền hơn) sẽ phải chu cấp cho vợ hay chồng cũ một thời gian, thường là vài năm.

Mục đích của việc này là để cho phép người ít kiếm ra tiền trong hôn nhân có cơ hội tìm việc làm và tự lập trong cuộc sống. Người ngoại tình khi bị ly hôn sẽ không được nhận trợ cấp từ chồng hay vợ cũ. Đó cũng là một cách để trừng phạt việc ngoại tình.

Còn chuyện đánh người, dù là đánh ghen hay gì đi chăng nữa sẽ bị xử tội như nhau, đánh thì vẫn là đánh. Luật pháp Mỹ không cho phép đánh người, trừ trường hợp duy nhất là tự vệ khi bị tấn công. Chỉ có cách này mới ngăn cản được những hậu quả khủng khiếp từ việc đánh ghen.

Cho dù cô nhân tình có cố ý xông cuộc hôn nhân giữa họ vào thì việc đánh ghen chỉ khiến cho bạo lực lan truyền mà thôi. Hơn nữa, trong các trường hợp khác, khi mà người thứ ba bị lừa bởi ông chồng trăng hoa thì thói quen "đánh ghen" trở thành mối lo cho xã hội.

Ngoại tình là chuyện khá phức tạp. Khi xã hội tiến bộ, cách xử lý cũng văn minh hơn. Việc dùng luật pháp để lên án ngoại tình và trừng phạt kẻ ngoại tình khi ly hôn là cần thiết. Mặt khác, dùng vũ lực để "tự xử" chỉ khiến vụ việc thêm trầm trọng, chẳng giải quyết được gì ngoài những vết thương, mà khổ nhất là con cái.

Các vụ đánh ghen, dù với lý do gì và trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa đều là hành vi phạm pháp.

Các vụ đánh ghen, dù với lý do gì và trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa đều là hành vi phạm pháp.

Việc đánh ghen đã tồn tại khá lâu trong văn hóa ứng xử của người Việt, hành động phản cảm này thậm chí đã từng được đưa vào tranh Đông Hồ, một trong những di sản văn hóa mà nhiều người biết tới. Trải qua thời gian, những phong tục tốt đẹp được nhiều thế hệ truyền giữ và không ít các hủ tục đã được xóa bỏ.

Tuy nhiên, đáng tiếc là hủ tục đánh ghen vốn chẳng bớt đi mà ngày một nhiều hơn, biến tướng tới mức trầm trọng.

Những vụ đánh ghen rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đều có chung một điểm là sự dã man. Đánh và làm nhục người khác bằng cách lột bỏ quần áo, dùng chất thải khủng bố tinh thần là những biện pháp hết sức tàn bạo. Khi người ta dùng nó để giải quyết chuyện tình vợ nghĩa chồng thì cái kết là gia đình tan nát.

Mặt khác, ít ai biết được nguyên nhân của những câu chuyện đằng sau các vụ đánh ghen. Có thể là ông chồng đi ngoại tình, cô tình nhân dù biết là mình là kẻ thứ ba nhưng vẫn đâm theo, có thể vì lợi dụng vật chất, lại cũng có thể vì tình yêu mù quáng.

Pháp luật có quy định xử phạt tội ngoại tình và cũng có những điều luật về việc cố ý gây thương tích, làm nhục người khác. Các vụ đánh ghen, dù với lý do gì và trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa đều là hành vi phạm pháp.

Đáng tiếc là luật pháp Việt Nam quy định không cặn kẽ về điều này, cộng với văn hóa ứng xử côn đồ của nhiều phụ nữ... khiến việc đánh ghen trở thành phương pháp "tự xử" của nhiều người.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN