Thanh tra đất đai quy mô lớn trên cả nước

30/08/2016 10:36

Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020.

Mục tiêu chung của Đề án là nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.

Đề án sẽ được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ tháng 1- 2016 đến tháng 12-2020.

Theo đó, đối tượng thanh tra gồm:

- UBND các cấp huyện, xã trong việc quản lý đất đai; trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đẩt; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử đụng đất;

- UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây đựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đẩt đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp;

- Các tổ chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.

Sẽ thanh tra 30 tỉnh thành trên cả nước về đất đai từ 2016 đến 2020
Sẽ thanh tra 30 tỉnh thành trên cả nước về đất đai từ 2016 đến 2020

Theo kế hoạch tại Đề án, năm 2016, sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 6 tỉnh đại diện cho các vùng (gồm Phú Thọ, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Phước và An Giang; trong đó tại mỗi tỉnh sẽ thanh tra 1 đơn vị cấp huyện và 2 đon vị cấp xã.

Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp. Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 6 tỉnh, thành phố đại diện (gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre).

Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 6 tỉnh, thành phố (gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; trong đó tại mỗi tỉnh, thành phố thanh tra 3 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm).

Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sờ sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Thanh tra 6 tỉnh gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh; trong đó mỗi tỉnh thanh tra 6 cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.

UBND cấp tỉnh tổ chức thanh tra 20 cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên vả Môi trường.

Năm 2020: Tập trung thanh việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa; thực hiện thanh tra tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang).

Tổng kinh phí thực hiện Đề án ước tính khoảng 49.850 triệu đồng.

Theo PLO

TIN LIÊN QUAN