Ngôi làng sạch nhất châu Á ở quốc gia ô nhiễm nhất nhì thế giới

14/06/2016 20:51

Dù Ấn Độ là một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới nhưng làng Mawlynnong ở phía Đông đất nướcnày lại được xem là nơi sạch nhất châu Á.

Là nơi cư trú của khoảng 600 người, Mawlynnong nổi tiếng là ngôi làng sạch sẽ nhất Ấn Độ. Nơi đây từng được tạp chí Discover India vinh danh là ngôi làng sạch nhất châu Á vào năm 2003 và là ngôi làng sạch nhất Ấn Độ vào năm 2005. Năm 2015, Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi cũng xác nhận rằng, Mawlynnong là ngôi làng sạch nhất vùng Meghalaya và là ngôi làng kiểu mẫu của cả quốc gia.Tháng 5/2016 trong buổi lễ chúc mừng cho những thành công của tân chính phủ, ông Modi một lần nữa nhấn mạnh rằng làng Mawlynnong là nơi sạch nhất châu Á. Với danh hiệu ấy, Mawlynnong dần trở thành cái tên huyền thoại và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Là nơi cư trú của khoảng 600 người, Mawlynnong nổi tiếng là ngôi làng sạch sẽ nhất Ấn Độ. Nơi đây từng được tạp chí Discover India vinh danh là ngôi làng sạch nhất châu Á vào năm 2003 và là ngôi làng sạch nhất Ấn Độ vào năm 2005. Năm 2015, Thủ tướng Ấn Độ Shri Narendra Modi cũng xác nhận rằng, Mawlynnong là ngôi làng sạch nhất vùng Meghalaya và là ngôi làng kiểu mẫu của cả quốc gia. Tháng 5/2016 trong buổi lễ chúc mừng cho những thành công của tân chính phủ, ông Modi một lần nữa nhấn mạnh rằng làng Mawlynnong là nơi sạch nhất châu Á. Với danh hiệu ấy, Mawlynnong dần trở thành cái tên huyền thoại và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Trước đó, giống như nhiều nơi khác ở Ấn Độ, đường sá ở Mawlynnong cũng đầy phân bò, rác rưởi, chai lọ. Rác ở Ấn Độ nhiều đến nỗi Thủ tướng Modi quyết định triển khai một kế hoạch đầy tham vọng Swachh Bharat Abhiyan (Chương trình dọn sạch Ấn Độ) vào tháng 10/2014, với quyết tâm làm sạch các thành phố lớn của đất nước trước khi tới lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của người anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi năm 2019.
Trước đó, giống như nhiều nơi khác ở Ấn Độ, đường sá ở Mawlynnong cũng đầy phân bò, rác rưởi, chai lọ. Rác ở Ấn Độ nhiều đến nỗi Thủ tướng Modi quyết định triển khai một kế hoạch đầy tham vọng Swachh Bharat Abhiyan (Chương trình dọn sạch Ấn Độ) vào tháng 10/2014, với quyết tâm làm sạch các thành phố lớn của đất nước trước khi tới lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của người anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi năm 2019.
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của chương trình này ở làng Mawlynnong là giới trẻ. Hàng ngày, cô bé Deity Bakordor, 11 tuổi, thức dậy vào lúc 6h30 sáng. Việc đầu tiên em làm là cùng với những đứa trẻ khác dọn dẹp ngôi làng. Tay cầm chổi, lũ trẻ nhanh chóng quét sạch lá và rác bẩn trên những con đường làng trước khi đi học. Chúng cũng là những người chịu trách nhiệm xử lý rác thải trong các thùng rác công cộng. Theo đó, lá cây và những loại rác thải có thể phân hủy sẽ được chôn xuống dưới đất để làm phân bón, những loại rác thải khác sẽ được chở đến nơi khác để đốt. Bên cạnh đó, những người thợ làm vườn cũng tham gia cắt tỉa cây và hoa được trồng dọc hai bên đường.
Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của chương trình này ở làng Mawlynnong là giới trẻ. Hàng ngày, cô bé Deity Bakordor, 11 tuổi, thức dậy vào lúc 6h30 sáng. Việc đầu tiên em làm là cùng với những đứa trẻ khác dọn dẹp ngôi làng. Tay cầm chổi, lũ trẻ nhanh chóng quét sạch lá và rác bẩn trên những con đường làng trước khi đi học. Chúng cũng là những người chịu trách nhiệm xử lý rác thải trong các thùng rác công cộng. Theo đó, lá cây và những loại rác thải có thể phân hủy sẽ được chôn xuống dưới đất để làm phân bón, những loại rác thải khác sẽ được chở đến nơi khác để đốt. Bên cạnh đó, những người thợ làm vườn cũng tham gia cắt tỉa cây và hoa được trồng dọc hai bên đường.
Một thùng rác công cộng ở làng Mawlynnong. Bakordor cho biết, dọn dẹp đường sá là công việc thường ngày đối với người dân, từ già đến trẻ, ở Mawlynnong. Ở đây, mọi người đều cho rằng cần phải hoàn thành công tác xã hội vì lợi ích của cả ngôi làng. Việc dọn dẹp thực sự đã ăn sâu vào đời sống của người dân ở Mawlynnong.
Một thùng rác công cộng ở làng Mawlynnong. Bakordor cho biết, dọn dẹp đường sá là công việc thường ngày đối với người dân, từ già đến trẻ, ở Mawlynnong. Ở đây, mọi người đều cho rằng cần phải hoàn thành công tác xã hội vì lợi ích của cả ngôi làng. Việc dọn dẹp thực sự đã ăn sâu vào đời sống của người dân ở Mawlynnong.
Theo anh Shishir Adhikari, một hướng dẫn viên du lịch, thói quen dọn vệ sinh của người dân Mawlynnong bắt đầu từ sau đợt bùng phát dịch tả hơn 130 năm về trước.Khi đó, dân làng được kêu gọi don dẹp về sinh đường phố để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, cùng với sự hỗ trợ của những nhà truyền giáo bên Thiên Chúa giáo.
Theo anh Shishir Adhikari, một hướng dẫn viên du lịch, thói quen dọn vệ sinh của người dân Mawlynnong bắt đầu từ sau đợt bùng phát dịch tả hơn 130 năm về trước. Khi đó, dân làng được kêu gọi don dẹp về sinh đường phố để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch, cùng với sự hỗ trợ của những nhà truyền giáo bên Thiên Chúa giáo. "Chúng tôi học cách dọn vệ sinh từ ông cha chúng tôi; rồi chúng tôi truyền những kỹ năng đó cho con cái, và tụi nhỏ sẽ lại tiếp tục truyền cho thế hệ sau", chị Sara Kharrymba nói. Nói cách khác, dọn vệ sinh làng xã là một truyền thống lâu đời ở Mawlynnong.
Ở Mawlynnong, rác thải nhựa – một trong những vấn đề lớn đối với công tác xử lý rác thải sẽ được tái sử dụng để làm chậu chồng cây hoặc xích đu.
Ở Mawlynnong, rác thải nhựa - một trong những vấn đề lớn đối với công tác xử lý rác thải sẽ được tái sử dụng để làm chậu chồng cây hoặc xích đu.
Với chương trình Swachh Bharat Abhiyan của Thủ tướng Modi, tất cả các hộ gia đình ở đây đều có nhà vệ sinh riêng trong khi nhiều nơi ở Ấn Độ chỉ có nhà vệ sinh công cộng.
Với chương trình Swachh Bharat Abhiyan của Thủ tướng Modi, tất cả các hộ gia đình ở đây đều có nhà vệ sinh riêng trong khi nhiều nơi ở Ấn Độ chỉ có nhà vệ sinh công cộng. "Tôi rất tự hào vì được sống ở ngôi làng này", chị Kharrymba chia sẻ.

Theo VNE