(Baonghean.vn) - Người Thanh Chương có thú chơi diều từ xa xưa. Bãi cát bên sông hay đồng quê sau mùa gặt đều là những nơi thả diều lý tưởng. Mỗi khi chiều về, đi trên đường quê, nghe tiếng sáo diều vi vu như gợi nhắc cả một miền kỷ niệm.
|
Chơi diều là trò chơi dân gian tao nhã, người "xứ nhút" đã từng lập nên câu lạc bộ chơi diều để tập hợp những người chung đam mê trong huyện. |
|
Người cầm diều phía sau phải phối hợp với người cầm dây để lao diều đón gió. |
|
Khi nắng chiều còn gắt, thanh, thiếu niên đã rủ nhau đi chơi diều và nhiều khi phải chen chân nơi bóng râm của…. cột điện. |
|
Những chiếc diều sau khi lên không trung không những trông đẹp mắt mà còn phát ra tiếng sáo trầm bổng. |
|
Đồng làng thường gắn với cánh diều tuổi thơ. Ảnh chụp trên cánh đồng xã Xuân Tường. |
|
Ở Thanh Chương, nhiều bé mẫu giáo cũng biết thả diều. Trong ảnh, hai em bé ở xã Võ Liệt dù chưa đủ sức tung cánh diều lên cao nhưng tỏ ra rất say mê với thú chơi này. |
|
Các em nhỏ ở xã Thanh Lương háo hức với cánh diều lớn hơn mình gấp nhiều lần. |
|
Sáo có 2 loại: sáo đơn và sáo giàn. Trong ảnh là sáo đơn, được làm từ vỏ hộp sữa lớn và một mặt gỗ được đẽo, gọt, mài, khoét lỗ công phu. |
|
Sáo giàn gồm nhiều chiếc sáo nhỏ được sắp xếp thứ tự từ lớn đến bé. Sáo này thường làm nên từ nứa và gỗ. Mỗi chiếc diều sáo tự làm thường mất cả tuần, nhưng nếu mua có khi lên đến tiền triệu |
|
Dây sáo thường là dây dù dài hàng trăm mét, thường được quấn trong guồng, hoặc “đuôi cá” hoặc “chữ thập”. Mỗi lúc thả diều, người cầm dây phải chạy trước điều chỉnh, “giật dây” cho diều lên. |
|
Khi mặt trời xuống núi, mọi người chơi diều đều hạ diều, xếp các bộ phận, kiểm tra lần cuối trước lúc ra về. |
|
Chuyến xe bò về làng trong hoàng hôn, chở cả cánh diều tuổi thơ |
Huy Thư