Ấn Độ trình diễn Su-30MKI/BrahMos, Việt Nam ngắm nhưng chưa thể mua
Ấn Độ vừa thử nghiệm thành công khả năng tương tác giữa Su-30MKI và tên lửa BrahMos, trước sự chứng kiến của “một số đối tác tiềm năng”.
Ấn Độ trình diễn tính năng Su-30MKI và BrahMos
Không quân Ấn Độ vừa thực hiện chuyến bay trình diễn thành công của chiến đấu cơ Su-30-MKI với tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos - loại tên lửa chống hạm có vận tốc lớn nhất thế giới do Moscow và New Dehli và hợp tác chế tạo cho không quân Ấn Độ.
Được biết, tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos được chế tạo bởi liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace, thành lập năm 1998. Liên doanh được đặt tên bằng cách ghép tên hai con sông Brahmaputra và Moskva nên chữ M trong từ BrahMos luôn được viết hoa.
Tên lửa BrahMos cơ bản có chiều dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, tầm bắn 300km, trọng lượng phóng 3 tấn, đầu đạn nặng 300kg. Ưu thế lớn nhất của nó là vận tốc siêu âm Mach3 - một vận tốc hiện nay không có loại tên lửa nào sánh kịp, biến nó thành loại tên lửa nhanh nhất thế giới.
Hiện BrahMos đã được phát triển với đầy đủ các phương tiện phóng, gồm bản phóng từ trên không (Su-30MKI), phóng từ xe cơ động trên bờ biển (bờ đối hạm), từ trên các chiến hạm mặt nước (hạm đối hạm) đến các tàu ngầm dưới đáy biển (ngầm đối hạm).
Đối với hải quân, tên lửa BrahMos thích hợp hoàn hảo với vai trò vũ khí tấn công chính của các tàu ngầm và các tàu mặt nước của cả Nga và Ấn Độ, là một phương án lựa chọn song song với hệ thống Kalibr-PL/NK lừng danh của Nga (phiên bản xuất khẩu là Klub).
Các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển (hệ thống tên lửa bờ đối hạm) của Ấn Độ cũng đang sử dụng các tên lửa BrahMos như một sự lựa chọn tối ưu, bởi phạm vi tấn công 300km, khả năng chuyển hướng linh hoạt và vận tốc tấn công nhanh nhất thế giới của nó.
Riêng biến thể tấn công đất đối đất siêu thanh của BrahMos đã phát triển thành 3 phiên bản, bao gồm Block I, Block II và Block III, có khả năng bay với tốc độ từ Mach 5 tới Mach 7, với ngoại hình giống tên lửa siêu thanh X-51A Waverider của Mỹ, khác biệt hoàn toàn các phiên bản khác.
Su-30MKI đã thử nghiệm thành công khả năng tương tác giữa máy bay và tên lửa BrahMos |
Thông tin từ bộ phận báo chí của BrahMos Aerospacecho biết, chuyến bay trình diễn của chiến đấu cơ Su-30MKI được trang bị tên lửa BrahMos ngày 25/6 thực chất là một cuộc thử nghiệm khả năng tương tác giữa máy bay và hệ thống hỏa lực của nó.
Đại diện của BrahMos Aerospace tuyên bố, họ đã đã thành công khi chứng tỏ sự phù hợp của tên lửa chống hạm tiên tiến nhất BrahMos với một chiến đấu cơ dòng Su-30. Đây sẽ là tiền đề tốt để thực hiện vụ phóng thử thành công loại tên lửa này trong thời gian tới.
Giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh, chuyến bay thành công hôm nay với mục đích thử nghiệm sự liên hệ trực tiếp của máy bay với bộ phận hỏa lực giúp chương trình phát triển phiên bản BrahMos phóng từ trên không có một bước tiến dài đến thành công.
Tuyên bố của tập đoàn BrahMos Aerospace tiết lộ thêm là, tên lửa không đối hạm và không đối đất của BrahMos, với trọng lượng 2,5 tấn (phiên bản cơ sở là BrahMos A) sẽ được phóng từ chiến đấu cơ Su-30 trong vài tháng tới.
Được biết, chuyến bay thử của Su-30MKI diễn ra trên thao trường của Công ty chế tạo máy bay hàng đầu nước này là HAL (Hindustan Aeronautics Limited) ở Nasik. Cuộc thử nghiệm đã có sự tham dự và động viên của các quan chức quốc phòng chóp bu của nước này.
Ngoài ra, cái tên lừng danh PJ-10 BrahMos đã thu hút sự quan sát chăm chú của "một số nước trên thế giới đang sở hữu chiến đấu cơ dòng Su-30 của Nga và muốn mua vũ khí chống hạm tiên tiến nhất cho máy bay loại này" - đại diện của BrahMos Aerospace lưu ý.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|