Khơi dậy bản lĩnh, sức hút

18/10/2011 15:23

(Baonghean.vn) Khúc ruột miền Trung còn nhiều gian nan, nghèo khó nhưng có vị trí chiến lược "gánh hai đầu đất nước". Đánh thức những tiềm năng thế mạnh của nơi đây thành nguồn lực phát triển của cả vùng để cho đất nước phát triển bền vững là mục đích Hội nghị xúc tiến đầu tư Bắc Trung bộ lần đầu tiên được tổ chức tại Nghệ An sáng ngày 17/10/2011.

Lần đầu tiên một hội nghị về xúc tiến đầu tư qui mô của cả khu vực được tổ chức tại nghệ An. Sau nhiều ngày chuẩn bị, đón chờ và kỳ vọng, Hội nghị đã kết thúc thành công tốt đẹp. Hội nghị với sự tham dự của 1.000 đại biểu, có sự hiện diện của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán và đông đảo các nhà đầu tư. Một ngày hội ngộ quan trọng để Nghệ An cùng các tỉnh Bắc Trung bộ (BTB) tỏ rõ quyết tâm trong huy động mọi nguồn lực cho phát triển vùng.

Hi nghđã chng kiến l trao Giy chng nhn đầu tư cho 9 d án ca các tnh khu vc BTB vi tng s vn đầu tư 17.144 tđồng và 45,8 triu đô la M. Đối vi Ngh An, ti hi ngh, Ch tch UBND tnh HĐức Phc đã ký kết và trao Giy chng nhn đầu tư cho 4 d án vi tng s vn đăng ký 14.630 tđồng và 18 triu đô la M. Đó là các d án Nhà máy xi măng Hoàng Mai II ti Th trn Hoàng Mai; d án đầu tư xây dng Cng Đông Hi; D án bo tn và phát trin ngun nhân lc cht lượng cao gn vi phát trin bn vng ti tnh Ngh An; D án xây dng khu đô th và dch v thương mi Erowindow đặt ti Th xã Ca Lò.

Khu vực BTB gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, là vùng kinh tế xã hội có vị trí chiến lược đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, có thế mạnh về giao thông, về khoáng sản, về kinh tế biển. Khoảng cách từ vùng kinh tế Bắc Trung bộ đến các trung tâm kinh tế lớn của cả nước chỉ khoảng 1 giờ bay (đường hàng không) và 12 giờ đi đường bộ hoặc đường sắt nên việc đi lại, vận chuyển hàng hoá cũng rất thuận lợi.

Nhiều khu công nghiệp đang được đánh thức như: Khu kinh tế Nghi Sơn- Thanh Hóa, Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây (Thừa Thiên Huế), trong đó lớn nhất là 2 khu kinh tế Nghi Sơn và Vũng Áng. Một điểm nhấn phát triển kinh tế khác của khu vực là sự thành lập các khu kinh tế cửa khẩu hành lang Đông Tây như Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), Khu kinh tế Lao Bảo (Quảng Trị), Kinh tế Cha Lo (Quảng Bình), các khu kinh tế này sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế hai hai nước Việt Nam- Lào và đảm bảo an ninh biên giới.

Nghệ An và các tỉnh BTB đang nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, thực hiện đồng bộ và hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm cơ hội và thực hiện các dự án đầu tư. Chú trọng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà đầu tư để khu vực BTB thực sự và điểm đến an toàn, hấp dẫn của các nhà đầu tư. Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Hồ Đức Phớc - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An kỳ vọng: Khu vực BTB thực sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn và hiệu quả đối với nhà đầu tư. Tôi hy vọng qua hội nghị này các nhà đầu tư sẽ nhận ra một hình ảnh khu vực BTB năng động với nhiều tiềm năng, là điểm đến với nhiều cơ hội đầu tư.

Trao đổi với PV, ông Lê Trường Lưu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Mặc dù ở Huế đang xẩy ra lũ lụt nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế, vẫn dành thời gian dự hội nghị, chuẩn bị gian hàng thu hút đầu tư chu đáo, coi đây là một cơ hội để thúc đẩy đầu tư. "Thành phố Vinh thật khang trang, quy hoạch rộng rãi. Nghệ An quả là có địa thế rất thu hút. Huế hiện đang có 5 khu công nghiệp: Chân Mây- Lăng Cô, Khu kinh tế Cửa khẩu A Đới, Khu công nghiệp Phú Bài, KCN Phong Điền, KCN Tứ Hạ. Nhưng thế mạnh nhất của Huế muốn quảng bá tại Hội nghị là du lịch và dịch vụ".

Ông Trịnh Văn Chiến - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá thì phấn khởi khi tại hội nghị, Thanh Hoá đã có nhiều dự án lớn được ký kết đầu tư. Ông cho biết: Thanh Hoá đang kêu gọi các dự án về công nghiệp cơ khí, chế tạo điện tử, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp phụ trợ. Hội nghị này, Thanh Hoá lần nữa khẳng định vị trí "cửa ngõ" của mình.

Tại hội nghị, ý kiến nhiều đại biểu cho rằng, trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững, việc phát triển khu vực BTB là yêu cầu cấp thiết. Và thực tế, trong 25 năm đổi mới, các tỉnh này đã có những kinh nghiệm nhất định, nhưng cũng bộc lộ những yếu kém, đặc biệt trong sự liên kết, xây dựng thương hiệu vùng, lãng phí tài nguyên, manh mún trong đầu tư hạ tầng. Tham luận của lãnh đạo các bộ, ngành, các nhà quản lý và nhà đầu tư đã chỉ rõ cách làm, giải pháp tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư đạt kết quả tốt nhất, trong đó, tính liên kết vùng được đặc biệt coi trọng.

Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB tại Việt Nam cho rằng, đây là thời điểm cần có những bứt phá quan trọng trong việc chủ động liên kết vùng ở trong nước cũng như trong khu vực các nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Ông nhấn mạnh: Để đạt được lợi ích tối đa về kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững, 6 tỉnh BTB cần tận dụng lợi thế từ sự tham gia của Việt Nam vào chương trình GMS, với mục tiêu chiến lược nhằm vào ba tính. Đó là, tính kết nối, được tăng cường qua sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải trong tiểu khu vực, các hệ thống liên kết năng lượng nội bộ, và hệ thống thông tin liên lạc trọng điểm; tính cạnh tranh, thông qua tăng cường kết nối, giao thông và thương mại, biên mậu về nông nghiệp và tính cộng đồng, thông qua việc cùng nhau giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường, như ngăn ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm, bảo vệ hệ sinh thái đa dạng và phong phú của vùng.

Cùng với quan điểm trên, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, liên kết vùng không có nghĩa là dàn hàng ngang, đồng tiến mà phải có sự cạnh tranh trên cơ sở tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Người miền Trung cởi mở, chân thành và trung thực. Xây dựng thương hiệu vùng không những đặt ra đối với chính quyền mà cả với người dân. Trên tinh thần đồng thuận, trách nhiệm, vì sự phát triển của vùng, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Đối với các bộ, ngành TƯ, Chính phủ yêu cầu hỗ trợ tốt hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho địa phương, tạo điều kiện về thuế khoá, đất đai... cho miền Trung, vì đây là vùng khó khăn hơn so với 2 đầu đất nước. Các địa phương cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, chỉ số cải cách hành chính cao, chống tham nhũng trong đầu tư, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, coi lợi ích của nhà đầu tư là lợi ích của mình.

"Khúc ruột miền Trung" vẫn đang là các tỉnh nghèo, thực trạng thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu đầu tư hiện nay là rất lớn, tuy nhiên, tổng vốn đầu tư vẫn còn khiêm tốn và đó chính là cơ hội cho các nhà tài trợ, các nhà đầu tư tiếp tục khai thác tiềm năng to lớn của khu vực. Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ hội tốt để các địa phương trong khu vực giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng và môi trường đầu tư. Đây cũng là dịp các nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại các tỉnh khu vực BTB.

Các d án kêu gi đầu tư ca Ngh An giai đon 2011-2020: Đầu tư xây dng và kinh doanh h tng KCN Th Lc, đầu tư xây dng kinh doanh h tng khu A, D - KCN Nam Cm tng vn đầu tư 7.200 tđồng, đầu tư, xây dng kinh doanh h tng khu phi thuế quan, đầu tư xây dng kinh doanh h tng KCN Sông Dinh, KCN Tân K, KCN Hoàng Mai 2, đầu tư khu x lý nước thi khu A,B,C, KCN Nam Cm, nhà máy x lý nước thi, đường ven bin Nghi Sơn- Ca Lò, đường ni N5 KKT Đông Nam - Hòa Sơn - Tân K, các d án vđầu tư công nghip xây dng như: nhà máy bê tông nh ct liu rng, nhà máy vt liu xây dng siêu nh, vt liu cao cp, chng cháy, nhà máy sn xut sn phm t cao su, cm công nghip dt may KKT Đông Nam,...


Thu Huyền - Châu Lan