Để Nghệ An trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
(Baonghean.vn) Với mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, hiện Nghệ An đang tập trung mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật, nguồn nhân lực cao...
Là trường đại học đầu tiên và lớn nhất trên địa bàn tỉnh, Trường Đại học Vinh đã và đang khẳng định vai trò là trung tâm khoa học, đào tạo của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. Từ năm 2001 đến nay, ngoài việc tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện các ngành đào tạo sư phạm, Đại học Vinh đã mở rộng và phát triển hàng chục ngành khác như: kinh tế, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin... Đến nay, nhà trường đã đào tạo nhiều bậc học, ngành học khác nhau với 10 chuyên ngành tiến sĩ, 28 chuyên ngành thạc sĩ, 43 ngành kỹ sư, cử nhân.
Thực hành sửa chữa ô tô tại Trường Trung cấp nghề Vinh
Hiện nay, hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở Nghệ An tương đối hoàn thiện với 4 trường đại học, 5 trường CĐ, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp. Trung bình mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường, bổ sung vào nguồn lao động chất lượng cao của địa phương, đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ quan, doanh nghiệp.
Đặc biệt, từ năm 2006, với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, UBND tỉnh ban hành Đề án "Đào tạo công nhân kỹ thuật giai đoạn 2006-2010". Sau 5 năm triển khai, đến nay, toàn tỉnh đã có 62 cơ sởđào tạo nghề, trong đó có 25 cơ sở ngoài công lập.
Tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh đều bố trí các cơ sởđào tạo nghề: phía Tây Bắc là trường Trung cấp nghề KT-KT miền Tây tại TX Thái Hòa; phía Tây Nam có Trường trung cấp Nghề Dân tộc miền núi tại Con Cuông; phía Bắc có Trường Trung cấp Nghề Bắc Nghệ An... Cơ sởđào tạo nghề phát triển nhanh, đảm bảo đào tạo trình độ các cấp: 3 Trường CĐ Nghề, 10 trường TC nghề, 6 trường ĐH, CĐ, TCCN tham gia đào tạo nghề, 43 cơ sởđào tạo sơ cấp nghề. Hệ thống trường nghềđược đầu tư hàng chục tỷđồng xây dựng cơ sở vật chất; chất lượng đội ngũ giáo viên được chú trọng; chương trình đào tạo nghềđược cải tiến phù hợp với thực tiễn và nhu cầu sử dụng lao động của địa phương. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006-2010, các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo gần 50.000 công nhân kỹ thuật có trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề, tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt trên 95%, trong đó loại khá giỏi chiếm 29%.
Tại Hội thi Tay nghề giỏi toàn quốc năm 2008, Nghệ An được xếp là một trong 9 đoàn dẫn đầu cả nước có thí sinh đạt giải cao; năm 2010, có 8 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh được tham dự Hội thi Tay nghề khu vực ASEAN. Trong 1,7 triệu lao động trong độ tuổi hiện nay của tỉnh, có khoảng 36,1% lao động qua đào tạo nghề.
Dự báo năm 2015, số lao động trong độ tuổi của tỉnh khoảng 2 triệu người, cơ cấu chuyển dịch theo ngành được xác định là: Nông nghiệp 20%; Công nghiệp-Xây dựng cơ bản 40%; Dịch vụ 40%. Đểđảm bảo việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghềđược xác định cần đạt 52%, trong đó tỷ lệđào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ CĐ, TC nghề chiếm 21%.
Theo Đề án "Đào tạo công nhân kỹ thuật giai đoạn 2011-2015", phấn đấu đến năm 2015, Trường CĐ Nghề kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn có 2 nghềđạt chuẩn Châu Á; CĐ Nghề DL-TM có 3 nghề, CĐ Nghề Kỹ Thuật Việt Đức có 2 nghềđạt chuẩn Quốc gia và khu vực... Trong đó tập trung đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ nguồn nhân lực cho các dự án kinh tế trọng điểm của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đối với các ngành tỉnh chưa đủ năng lực đào tạo như: điện tử viễn thông; vận hành máy thủy điện; công nghệ chế biến chè, bột giấy..., tỉnh sẽ chỉđạo các trường liên kết với các trường dạy nghề ngoài tỉnh mở lớp đào tạo.
Ông Phan Sỹ Dương, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: "Tỉnh ta có nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao (36,1%), cần cù, chịu khó, sΩn sàng đáp ứng nguồn nhân lực cho các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng sản xuất, các khu, cụm công nghiệp. Đặc biệt, các trường nghề với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng đào tạo được nâng cao, đang tiến tới mô hình đào tạo gắn với địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đáp ứng chuẩn đầu ra..."
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề của các ngành, các tổ chức đoàn thể thường xuyên được đẩy mạnh. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội CCB, Liên minh Hợp tác xã... thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn. Nhờđó, nông dân tỉnh nhà đã tăng cường áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả.
Song, một số lao động đã qua đào tạo nghề vẫn phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở các khu công nghiệp lớn ở Bình Dương, Sài Gòn và một số tỉnh phía Bắc. Mặc dù họ có nguyện vọng được làm việc tại địa phương, vừa gần nhà, vừa tiết kiệm chi tiêu, nhưng do các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh còn có quy mô nhỏ, chưa tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Tuy nhiên, tỉnh ta còn thiếu đội ngũ lao động có kiến thức chuyên sâu, các chuyên gia ở các lĩnh vực. Điển hình như trong lĩnh vực y tế, hệ thống bệnh viện với đủ các loại hình phát triển mạnh, cơ sở vật chất được trang bịđồng bộ nhưng lại thiếu đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên.
Hoặc ở các nhà máy, các doanh nghiệp rất cần chuyên gia về lĩnh vực chuyên ngành nhưng còn phải thuê lao động từ các tỉnh bạn, thậm chí là người nước ngoài. Do đó, rất cần có sựđầu tư của các trung tâm nghiên cứu, các trường ĐH, các học viện... mở cơ sở, hoặc liên kết đào tạo tại Nghệ An đểđào tạo các chuyên ngành, bồi dưỡng nguồn nhân lực cao cho tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng, phát triển công nghiệp, đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các ngành nghề, thúc đẩy sựđi lên của tỉnh trong thời gian tới.
Duy Nam - Thảo Nhi