Liên kết vùng để phát triển bền vững
(Baonghean.vn) Hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung bộ có ý nghĩa rất lớn sau khi Hội nghị Trung ương 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc. Hội nghị kết luậntrong thời gian tới cần giữ vững phát triển kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đồng thời nhấn mạnh cần tập trung tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính, tái cơ cấu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tiềm năng, thế mạnh to lớn của vùng Bắc Trung bộ là nguồn lực dồi dào, người dân thông minh, cần cù với hệ thống trường đào tạo đa dạng. Hệ thống giao thông thuận lợi, gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, bờ biển và cảng biển; tài nguyên khoáng sản phong phú, rừng và đất rừng lớn với nhiều cửa khẩu giao lưu quốc tế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với lãnh đạo tỉnh và các doanh nghiệp.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, miền Trung được ví nhưđòn gánh, nếu chúng ta phát triển hai đầu quá nóng ở giữa sẽ dễ bị gãy, chiến lược phát triển bền vững sẽ không thực hiện được. Phát triển kinh tế miền Trung là yêu cầu cấp thiết kể cả Nam Trung bộ và Bắc Trung bộ trong chiến lược phát triển kinh tế Việt
Đất nước trải qua hơn 20 năm đổi mới, nhất là trong thời gian gần đây, miền Trung có bước phát triển tốt, có những kinh nghiệm nhất định trong đầu tư, phát triển hạ tầng, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp và thu hút đầu tư. Nhưng tại hội nghị này, chúng ta thấy bộc lộ những yếu kém, tồn tại, bất cập, tính liên tục, sự phân công sản xuất, vấn đề tìm lợi thế, xây dựng nguồn lực vùng, nhất là lãng phí tiềm năng và có hiện tượng manh mún, nhỏ lẻ trong đầu tư. Đầu tư hạ tầng chủ yếu là đầu tư công, chưa có hình thức đầu tư khác.
Tôi xin nhấn mạnh 8 vấn đề nổi trội nhất cần tập trung đối với các tỉnh Bắc Trung bộ:
Thứ nhất: Đề nghị các tỉnh cần phát triển hạ tầng đồng bộ - điều rất cần thiết nhưng chúng ta đều nêu liên kết vùng theo quy hoạch và có sự phân công, nhất là phân công sản xuất. Liên kết vùng và phân công sản xuất không đồng nghĩa với dàn hàng ngang, cùng kíp. Không tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong kinh tế thị trường, của từng địa phương. Đây là vấn đề rất quan trọng. Như vậy, liên kết vùng, kết cấu hạ tầng không có ranh giới hành chính là vấn đề cần đặt ra như khu kinh tế Nam Thanh Bắc Nghệđã làm là bài học kinh nghiệm tốt.
Thứ hai, nên tập trung đầu tư một số khu vực không dàn trải và đầu tư có sản phẩm hàng hóa, tránh cái gì cũng làm và làm không ra. Có khu vực tập trung để chúng ta có sản phẩm hàng hóa lớn, nhất là sản phẩm có phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa và khu vực. Phát huy lợi thế cạnh tranh là nhu cầu mới của các tỉnh chúng ta. Nên có doanh nghiệp lớn nhưng cũng cần có loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cần chú ý công nghệ và đầu ra. Không nên chú ý thành tích lớn mà bỏ quên thành tích nhỏ, đó là kinh nghiệm đúc kết từ các nước phát triển.
Thứ ba, phát triển bền vững, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu ở miền Trung, vấn đề môi trường, vấn đề phát triển vốn rừng. Đặt vấn đề phát triển nhưng không phải phát triển bằng mọi giá, mà phải phát triển bền vững là xu hướng của thời đại.
Thứ tư, Bắc miền Trung không chỉ tập trung phát triển công nghiệp nặng mà còn phải chú ý đến thu nhập của người dân, thông qua phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng hóa nông nghiệp ở nông thôn, chế biến sản phẩm nông nghiệp là một thế mạnh không phải nơi nào cũng có điều kiện như Bắc Trung bộ. Chúng ta làm sao cho người dân hưởng lợi chứ không phải chạy theo hình thức, bề nổi. Tôi muốn đề cập tới du lịch Bắc Trung bộ là một thế mạnh vì có bờ biển rất đẹp và có nhiều di sản văn hóa cần phát huy tiềm năng du lịch.
Thứ năm, đối với các bộ, ngành Trung ương, với đặc điểm của miền Trung, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành có sự hỗ trợ kết hợp, tạo điều kiện tốt hơn cho chính quyền địa phương. Cần có chính sách đất đai, thuế khóa, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển hạ tầng liên vùng, tạo điều kiện cho các tỉnh miền Trung. Các đồng chí lãnh đạo ởđây, rất mong các đồng chí cần có chương trình hỗ trợ miền Trung, đặc biệt 6 tỉnh Bắc Trung bộ.
Thứ sáu, đối với các địa phương cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, chỉ số cạnh tranh cao, thực sự CCHC ở từng sở, ban, ngành, từng cán bộ công chức. Chống tham nhũng tiêu cực trong đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành công. Coi lợi ích của nhà đầu tư như lợi ích của tỉnh mình, địa phương mình. Cung cấp nguồn nhân lực, đảm bảo an ninh cho nhà đầu tư. Hơn ai hết, con người Bắc Trung bộ có tình cảm rất đặc biệt cởi mở, chân thành trung thực.
Tôi lưu ý các đồng chí miền Trung tuy đất rộng, điều kiện tự nhiên tốt, nhưng chúng ta cần tiết kiệm tài nguyên đất đai, hạn chế xuất khẩu thô nguyên liệu như trước đây chúng ta đã làm. Điều đặc biệt mà tôi muốn nói là sự hợp tác, phân công theo quy hoạch của tỉnh, xây dựng thương hiệu vùng. Vì vậy việc vận động, phối hợp là rất quan trọng không chỉđối với chính quyền mà đối với cả người dân.
Thứ bảy, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Tôi đề nghị các doanh nghiệp cần xác định làm ăn lâu dài, bài bản có trước, có sau, trong lộ trình phát triển bền vững. Thực hiện đúng tiến độ thỏa thuận. Các doanh nghiệp cần quan tâm hỗ trợ các địa phương giải quyết vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Thứ tám, đối với Chính phủ, tôi thay mặt Thủ tướng Chính phủ mong rằng các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần quan tâm đặc biệt hỗ trợ các tỉnh Bắc Trung bộ có nguồn lực để phát triển hạ tầng, phát triển doanh nghiệp, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Cuối cùng tôi mong muốn Việt Nam chúng ta, trong đó có 6 tỉnh Bắc Trung bộ cần đổi mới tư duy vềđầu tư, giảm đầu tư công, đối thoại công tư, phát triển mạnh mẽ các hình thức doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt là biết cách thu hút, nhất là các nguồn lực doanh nghiệp tư nhân trong nước và quốc tế nhằm phát huy tiềm năng to lớn của 6 tỉnh Bắc Trung bộđể có một lộ trình phát triển bền vững.
Với tinh thần đó, tôi xin cảm ơn tất cả quý vị, xin chúc quý vị sức khỏe, thành công vì Việt
Thanh Lê (lược ghi)