Giải ngân nguồn thu tồn đọng từ DVMTR và kinh phí trồng rừng thay thế
(Baonghean) - Thực hiện Công văn số 1820/TTg-KTTH ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi có ý kiến tham mưu của Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 13/7/2016 UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 5006/UBND-NN chỉ đạo việc giải ngân nguồn kinh phí thu từ DVMTR năm 2011, 2012 chưa có đối tượng chi và nguồn kinh phí trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2016.
Cơ động chữa cháy rừng. Ảnh: Phan Nguyễn |
Cụ thể, UBND tỉnh giao Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng; các BQL rừng phòng hộ: Kỳ Sơn, Tương Dương; BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; Tổng đội TNXP8-XDKT thực hiện quản lý, thanh toán các nguồn vốn nêu trên theo Công văn 1548/STC-TCDN ngày 23/6/2016 của Sở Tài chính. Nội dung như sau:
1. Về trình tự, thủ tục giải ngân nguồn kinh phí thu từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2011, 2012 theo Công văn 1820/TTg-KTTH ngày 13/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ đối với hạng mục mua sắm tài sản, xây dựng nâng cấp trạm bảo vệ rừng.
Đây là nguồn thu DVMTR do Quỹ BVPTR tỉnh ký hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử dụng DVMTR theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010. Do vậy, Quỹ BVPTR tỉnh thực hiện việc quản lý nguồn kinh phí theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Đối với công tác kiểm soát giải ngân khoản kinh phí hỗ trợ chủ đầu tư mua sắm tài sản; xây dựng, sửa chữa trạm bảo vệ rừng vận dụng trình tự, thủ tục, hồ sơ tại Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ NSNN thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
a) Đối với khoản tạm ứng:
Các chủ đầu tư nguồn kinh phí được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 5279/QĐ-UBND ngày 11/11/2015 căn cứ các hồ sơ pháp lý có liên quan lập hồ sơ theo quy định, gửi Quỹ BVPTR để được giải ngân kịp thời.
b) Đối với quyết toán:
Sau khi công trình hoặc khoản mua sắm thực hiện xong, chủ đầu tư lập hồ sơ báo cáo quyết toán, gửi Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở kết quả phê duyệt của Sở Tài chính, Quỹ bảo vệ và PTR xử lý công nợ cho chủ đầu tư.
2. Về sử dụng kinh phí trồng rừng thay thế do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Để tiếp nhận nguồn kinh phí này, Quỹ BVPTR đã mở tài khoản tại Kho bạc tỉnh. Việc giải ngân nguồn kinh phí này, Quỹ BVPTR tỉnh căn cứ các quy định tại Thông tư số 85/2014/TT-BTC ngày 30/6/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể như sau:
a) Đối tượng tạm ứng
- Tùy theo kết quả thu tiền trồng rừng thay thế, Sở NN & PTNN tham mưu trình UBND tỉnh quyết định phân bổ kế hoạch trồng rừng thay thế cho các tổ chức/dự án;
- Sau khi có quyết định phân bổ kế hoạch vốn, các tổ chức/dự án triển khai thiết kế, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán trình Sở NN & PTNT phê duyệt làm cơ sở thực hiện;
- Dự án triển khai công tác chuẩn bị và thực hiện trồng rừng đảm bảo số lượng, chất lượng theo quy định.
- Trước khi tạm ứng, tổ chức/dự án gửi hồ sơ, thủ tục theo quy định về Quỹ BVPTR tỉnh để kiểm tra và thực hiện giải ngân qua tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Nâng cao chất lượng và trữ lượng của rừng phòng hộ. Ảnh: Hữu Nghĩa |
- Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát chi theo quy định.
b) Đối với khoản quyết toán
Sau khi thi công hoàn thành chủ đầu tư tổng hợp và gửi hồ sơ liên quan theo quy định về Sở Tài chính để quyết toán vốn đầu tư.
- Căn cứ vào phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính, Quỹ BVPTR tỉnh thanh toán phần còn thiếu.
3. Chủ đầu tư, chủ dự án tại các mục 2, 3 nêu trên chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện và tuân thủ định mức, đơn giá, dự toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt; chất lượng công trình và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Quỹ BVPTR tỉnh và các cơ quan chức năng của Nhà nước.
Hải Yến
(Tổng hợp)TIN LIÊN QUAN