Siêu xe tăng Armata (Nga) chống chịu được cả đạn pháo uranium nghèo

24/09/2016 16:07

Các nhà khoa học Nga đã thiết kế một chỉnh sửa mới đối với hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng Armata, giúp cho chiến xa này có khả năng chống chịu được loại đạn xuyên giáp uranium nghèo APDS.

sieu xe tang armata (nga) chong chiu duoc ca dan phao uranium ngheo hinh 0
Siêu xe tăng Armata. Ảnh: Wikipedia.

Hệ thống phòng thủ chủ động Afganit mà Nga sử dụng để bảo vệ cỗ xe tăng của mình có khả năng bảo vệ xe này trước các loại rocket và lựu đạn chống tăng đến từ mọi hướng.

Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học của Viện Thiết kế Thiết bị KBP đã nâng hệ thống này lên một tầm cao hoàn toàn mới bằng việc điều chỉnh cho nó có khả năng chặn và phá hủy loại đạn pháo xuyên giáp uranium nghèo APDS, theo tờ báo Nga Izvestia.

Vỏ quýt dày

Các loại đạn pháo uranium nghèo do Mỹ hé lộ lần đầu tiên trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất.

Việc sử dụng uranium - một nguyên tố nặng, trong đạn pháo bắn từ xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ cho phép các quả đạn này xé nát các xe tăng T-55, T-62 và T-72 thời Liên Xô thành từng mảnh. Tuy nhiên chiến tích này có cái giá của nó: Mảnh kim loại phóng xạ gây độc cho cả người sử dụng và môi trường.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc và các đồng minh NATO tiếp tục sử dụng loại đạn nguy hiểm này và khăng khăng rằng nó hoàn toàn an toàn.

Móng tay nhọn

Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga biết về quá trình thử nghiệm phương pháp mới nói: “Các cuộc thử nghiệm đánh chặn APDS đầu tiên đã được thực hiện trong năm nay. Hệ thống mới này (hệ thống phòng thủ chủ động) có thể xử lý cả các mục tiêu khó, bất chấp thực tế trước đây người ta coi việc đánh chặn đạn APDS là điều không tưởng. Hiện ta đang chú ý đặc biệt tới việc xử lý lõi của APDS do quân đội các nước NATO sử dụng. Chúng tôi hiện đang nỗ lực nâng cấp hệ thống và cải thiện các thuật toán vi tính chịu trách nhiệm đánh chặn mục tiêu”.

Hệ thống phòng thủ chủ động Afganit là cơ chế phòng thủ phức hợp do Viện Thiết kế Thiết bị KBP triển khai.

Hệ thống này kết hợp radar giàn ăng-ten pha chủ động với thiết bị dò UV để nhận diện và bám sát các viên đạn bay tới, còn các hệ thống súng cối mini sẽ dùng các mảnh đạn văng ra để gạt và phá hủy các mối đe dọa ngay trên không trung.

Hệ thống Afganit được lắp đặt trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata và xe chiến đấu bộ binh T-15 hạng nặng./.

Theo Datviet

TIN LIÊN QUAN