3 loại quả đặc trị ho khi trời trở lạnh

26/09/2016 20:00

Những loại của quả ngon rẻ, dễ kiếm này sẽ giúp cổ họng của chúng ta luôn khỏe mạnh, không còn bị ho trong giai đoạn chuyển mùa.

Khoảng thời gian chuyển mùa từ hè sang thu là lúc chúng ta được đón nhận những cơn gió đầu thu mát mẻ và dễ chịu.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng chính những cơn gió đầu mùa ấy lại có thể dễ dàng trở thành "hung thủ" gây tổn hại cổ họng của chúng ta. Bởi vậy, trong lúc chuyển mùa, mọi người cần chú ý bảo vệ và chăm sóc cổ họng để không bị ho nhiều.

Dưới đây là 3 loại củ quả có công dụng bảo vệ cổ họng được xếp vào "top" đầu nhờ tiêu chí ngon – bổ - rẻ.

Quả lê

Theo Trung y, lê có vị ngọt, tính hàn, thịt quả vừa mềm lại vừa nhiều nước. Loại trái cây này không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, sinh tân, giải khát mà còn giảm bớt cảm giác khô rát cho cổ họng trong tiết trời hanh khô của mùa thu.

Trái lê cũng là loại quả đa dạng về cách chế biến cũng như cách thưởng thức.
Trái lê cũng là loại quả đa dạng về cách chế biến cũng như cách thưởng thức.

Lê có thể ăn sống, cũng có thể nấu chín. Người thích thưởng thức lê tươi nên gọt vỏ, cắt miếng rồi ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước.

Bên cạnh đó, loại trái cây này cũng được dùng như một nguyên liệu để chế biến "mứt lê" (thứ cao chế từ lê và mật để chữa ho) hoặc hấp cách thủy cùng đường phèn đều có tác dụng làm nhuận họng.

Tuy nhiên, lê có tính lạnh, những người thể chất hư hàn hoặc ho do nhiễm lạnh không được ăn trực tiếp mà nên chưng cách thủy. Các đối tượng sợ lạnh hoặc dạ dày suy yếu càng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn lê.

Củ mã thầy

Mã thầy được Trung y ví tặng cho mỹ danh "tuyết lê trong lòng đất". Loại củ này vốn có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh phế, nhuận họng, hóa thấp, khử đờm.

Do những đặc tính và công dụng trên, mã thầy cũng được coi như "thần dược bảo vệ cổ họng" vào mùa thu. Chưa dừng lại ở đó, loại củ trên còn giúp các chứng ho khan, miệng khô, cổ họng khó chịu khi thời tiết chuyển mùa.

Bên cạnh việc thưởng thức mã thầy tươi, người dùng còn có thể chế biến loại củ này thành các món ăn ngon miệng bằng các phương pháp như luộc, nướng, hầm, rang.
Bên cạnh việc thưởng thức mã thầy tươi, người dùng còn có thể chế biến loại củ này thành các món ăn ngon miệng bằng các phương pháp như luộc, nướng, hầm, rang.

Cần lưu ý rằng mã thầy là thực phẩm không dễ tiêu, lại có tính hàn. Bởi vậy, những người có công năng tiêu hóa kém cùng trẻ em và người cao tuổi không nên ăn nhiều.

Đặc biệt, ăn mã thầy tươi nhất định phải bỏ vỏ, bởi loại củ này sinh trưởng nơi ruộng nước, vỏ rất dễ có ký sinh trùng hoặc các chất bẩn bám vào.

Củ cải trắng

Được mệnh danh là "tiểu nhân sâm", củ cải trắng sở hữu không ít những công dụng thần kỳ.

Trung Y cho rằng củ cải trắng tươi có vị cay, tính mát, khi nấu chín lại có vị ngọt, tính bình, sở hữu tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, bổ nước, lợi tiểu, tiêu đờm, khỏi ho, ăn chín lại giúp bổ tỳ, ích vị, tiêu thực, hạ khí...

Nói về công dụng của củ cải trắng, danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng nhận định
Nói về công dụng của củ cải trắng, danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân từng nhận định "đó là loại rau có lợi nhất đối với con người.

Củ cải trắng rất phổ biến vào mùa thu, đồng thời còn hỗ trợ điều trị các chứng ho khan, ho có đờm, viêm họng, khản tiếng…

Mặc dù củ cải trắng là loại củ "đại bổ", nhưng những người mắc chứng khí hư, dương hư, táo bón không nên ăn để tránh bệnh tình trở nặng.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN