Giữ bí mật sẽ gây tổn thương não

01/10/2016 15:39

Theo các chuyên gia giải phẫu thần kinh, việc phải mang trong mình những bí mật “sống để dạ, chết mang theo” có thể làm tổn thương não.

Trong cuộc đời, ai cũng có, dù ít hay nhiều những điều bí mật. Bạn có thể nghĩ chỉ cần bí mật được chôn giấu, nó sẽ không để lại hậu quả gì. Nhưng trên thực tế, việc phải mang trong mình những bí mật “sống để dạ, chết mang theo” có thể làm tổn thương não. Viết ra những điều bí mật này sẽ là một trong những cách đơn giản giúp bạn cải thiện sức khỏe tâm thần.

Giữ bí mật gây tổn thương não

Theo các chuyên gia giải phẫu thần kinh, vỏ não trước trán chịu trách nhiệm ra quyết định, tư duy phức tạp và lừa dối. Khi giữ một bí mật, bạn sẽ tưởng tượng ra một loạt các kết quả xấu nhất, đó là vì vỏ não trước trán ổ mắt đang ra tín hiệu cho bạn biết giữ bí mật nguy hiểm như thế nào. Kết quả là bạn sẽ cáu kỉnh thường xuyên và trong một số trường hợp nghiêm trọng là khởi phát bệnh hoang tưởng.

Khi khởi phát bệnh hoang tưởng, cortisol, hoóc-môn stress gia tăng và gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể và não. Nó có thể ảnh hưởng tới trí nhớ, chuyển hóa, huyết áp và thậm chí phần não nơi phản ứng và tập trung sẽ bị kiểm soát.

Viết ra điều bí mật có thể “giải cứu” não

Sở dĩ chúng ta trở nên lo lắng khi giữ bí mật trong não là vì chúng ta đang nghĩ về chúng quá nhanh. Có nhiều suy nghĩ về hậu quả trong đầu và bạn không thể theo kịp chúng

Một trong những cách giải quyết là viết ra những bí mật này. Bằng cách viết ra những điều gây lo lắng, chúng ta có xu hướng nghĩ về nó lạc quan hơn

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể để giải thích hiện tượng này nhưng có khả năng là do việc viết ra những bí mật có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những điều khiến chúng ta lo lắng.

Viết như thế nào?

Làm thế nào để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của minh thông qua việc viết ra những cảm xúc. Khi viết, bạn nên tập trung vào những cảm nhận của bạn đối với sự việc thay vì cố gắng giải thích nguyên nhân nó xảy ra. Một bài viết trình bày cảm nghĩ sẽ mang lại kết quả tích cực.

Dưới đây là hướng dẫn cách viết:

1. Viết 20 phút/ngày trong 4 ngày liên tiếp

2. Viết về bí mật của bạn và nên là những vấn đề rất cá nhân và quan trọng.

3. Viết liên tục và không bận tâm tới chính tả, ngữ pháp hoặc dấu chấm câu. Luôn đặt bút trên giấy cho tới khi viết xong.

4. Chỉ viết cho bản thân, tuyệt đối tránh để người khác xem.

5. Tránh viết bất cứ điều gì có thể đẩy bạn tới tình trạng tiêu cực. Khi bạn rơi vào tình trạng này hãy ngừng viết và nghỉ một lát trước khi tiếp tục.

6. Bạn cảm thấy buồn và thất vọng khi bắt đầu bài tập này và điều đó là bình thường. Chỉ mất vài giờ, những cảm giác này sẽ giảm dần.

Ở bài tập này, bạn được khuyến khích để viết ra những cảm xúc thầm kín và chân thật nhất về những gì đã xảy ra và cần nhấn mạnh rằng những gì bạn viết ra là chỉ dành cho bạn. Hãy kiên nhẫn và tốt bụng với chính mình và nếu bạn lo sợ một người nào đó đọc được, hãy hủy nó ngay sau khi viết xong.

Một vài tuần sau, bạn nên viết ra cảm nhận về quá trình viết và việc nó giúp bạn nhận thấy tình trạng tốt hơn như thế nào. Chúng tôi tin rằng cách đơn giản này sẽ giúp bạn trở thành người điềm tĩnh hơn và có tinh thần lạc quan, vui vẻ hơn.

Theo SKĐS

TIN LIÊN QUAN