Đi tìm cây 'cỏ què' ở vùng Việt Nam đệ nhất quế

23/10/2016 15:56

(Baonghean.vn) - 'Cỏ què' là cách gọi của đồng bào Thái về cây quế. Một thời cỏ què Quế Phong là cây trồng nức tiếng cả nước với câu ca: 'Nhất quế Quỳ, nhì quế Quảng'. Tuy nhiên, bắt đầu những năm 90 của thế kỷ trước, loài cây này đã gần như “biến mất” bởi nhiều nguyên nhân. Sau gần 30 năm, huyện Quế Phong đang bằng mọi nỗ lực tìm lại những cây quế gốc nhằm mục đích bảo tồn nguồn gen của loài thực vật đặc sắc, quý hiếm.

Những năm 80 của thế kỷ trước, sau những bản làng xa xôi Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong…người ta vẫn thấy hàng nghìn ha quế quỳ bản địa tốt tươi ôm lấy đại ngàn. Thời điểm đó, tỉnh ta có quy hoạch vùng quế lên tới gần 10 ha tại 2 huyện Quỳ Châu và Quế Phong, trong đó phần lớn diện tích vùng quy hoạch thuộc huyện Quế Phong. Từ đây, vỏ quế được xuất bán đi nhiều tỉnh thành trong nước, thậm chí, tinh dầu quế quỳ nơi đây còn được xuất khẩu đi Nga. Thời điểm đó, quế quỳ bản địa của tỉnh ta là một trong 4 vùng trồng trọng điểm (Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Nam). So với những địa phương đó, lượng tinh dầu từ quế quỳ Nghệ An có thể không nhiều bằng nhưng chất lượng lại vượt trội về mùi vị.
Trên những bản làng xa xôi thuộc các xã: Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong… vào những năm 80 của thế kỷ trước là thời kỳ hoàng kim của cây quế Quỳ bản địa với hàng ngàn ha. Thời điểm đó, Nghệ An quy hoạch vùng quế lên tới gần 10 nghìn ha tại 2 huyện Quỳ Châu và Quế Phong, trong đó phần lớn diện tích vùng quy hoạch thuộc địa bàn Quế Phong. Từ đây, quế được xuất bán đi nhiều địa phương trong nước, thậm chí, tinh dầu quế Quỳ còn được xuất khẩu sang Nga. Thời điểm đó, cùng với Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Nam thì quế Quỳ ở Quế Phong là một trong 4 vùng trọng điểm của cả nước. Quế Quỳ Nghệ An vượt trội về chất lượng và vùng này được xem là "đệ nhất quế nức tiếng cả nước".
Đến những năm 90, thương hiệu quế Quỳ bị mai một theo thời gian, bởi vùng nguyên liệu quế hiện nay không còn đơn thuần là giống quế bản địa nổi tiếng về chất lượng mà bị xen lẫn nhiều giống quế tỉnh ngoài du nhập. Mặt khác, nhu cầu của thị trường sụt giảm khiến giá thành chạm đáy. Vì vậy nhiều diện tích quế sau khi thu hoạch đã không được phục hồi mà người dân chuyển đổi qua các loại cây trồng khác.  Đến thời điểm hiện tại, chỉ còn một phần nhỏ diện tích được trồng theo dự án 327 (Phủ xanh đất trống đồi trọc), và dự án 661 (Trồng mới 5 triệu ha rừng), tuy nhiên, đây không phải là cây quế quỳ bản địa.
Đến những năm 90, thương hiệu quế Quỳ dần bị mai một bởi vùng nguyên liệu quế đã bị xen lẫn nhiều giống quế ngoại lai. Cùng với đó, giá thành của quế chạm đáy nên người dân không còn mặn mà với loài cây này. Thay vào đó người dân đã chuyển đổi qua nhiều loại cây trồng khác. Đến thời điểm hiện tại, huyện Quế Phong chỉ còn một phần nhỏ diện tích trồng quế theo dự án 327 (Phủ xanh đất trống đồi trọc), và dự án 661 (Trồng mới 5 triệu ha rừng), tất nhiên, đây không phải là giống quế Quỳ bản địa.
Trước những giá trị hiện thời của vỏ quế, bà con nơi đây bắt đầu quay lại để khai thác những giá trị của chúng. Tuy nhiên, theo những người dân nơi đây, chất lượng của những giống quế mới này “thua xa” so với quế quỳ bản địa.
Vì vòng đời dài, hiệu quả kinh tế không cao nên người dân không mặn mà với việc duy trì trồng cây quế. Những diện tích quế được trồng theo chương trình 327 chủ yếu du nhập giống từ tỉnh Yên Bái sau hơn 10 năm cũng dần được khai thác. Thế nhưng cây quế Quỳ gốc bản địa trở nên rất hiếm.
Quế quỳ bản địa có vỏ mỏng và hương thơm, vị cay nồng hơn giống quỳ hiện tại.
Quế quỳ bản địa có vỏ mỏng và hương thơm, vị cay nồng hơn nhiều so với giống quế ngoại lai. Trong ảnh là vỏ quế được một hộ dân ở xã Thông Thụ thu hoạch theo chương trình 327.
Hiện tại, giá quế khô được thu mua nơi đây giao động từ 30 đến 35 nghìn đồng mỗi kg, trong khi quế quỳ bản địa đã từng có giá trị cao hơn nhiều lần như thế.
Tại thời điểm này, giá quế khô được thu mua giao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Ước tính, mỗi cây quế trưởng thành cho thu hoạch từ 3 – 5 kg vỏ.
Ước tính, bình quân mỗi cây quế trưởng thành cho thu hoạch từ 3 - 5 kg vỏ.
Những phần vỏ nhỏ hơn được tận dụng để làm nguyên liệu làm hương.  Theo lời chia sẻ của họ thì ở vùng bản Long Quang xã Tiền Phong có một cây quế bản địa đã được trồng hàng chục năm, nghe tiếng vậy nhưng người dân ở đây vẫn chưa được xem tận mắt.
Ngoài thân chính, những phần vỏ ở ngọn cây quế được tận thu để làm hương.
Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến vùng Long Quang và được tận mắt chứng kiến cây quế quỳ bản địa của gia đình ông Hà Sỹ Quế. Được biết, trong một chuyến đi rừng ông đã tìm thấy gốc quế quỳ này nằm sâu trong cánh rừng Thông Thụ. Theo quan điểm của người Thái thì đây là một loài cây quý nên ông mang về trồng ở góc vườn.
Theo chỉ dẫn của cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong, chúng tôi tìm đến gia đình ông Hà Sỹ Quế ở bản Long Quang, xã Tiền Phong để được tận mắt chứng kiến cây quế Quỳ gốc bản địa đặc biệt này. Được biết, trong một chuyến đi rừng cách đây gần 30 năm ông Quế đã tìm thấy gốc quế Quỳ này nằm sâu trong rừng, ông mang về trồng ở vườn nhà.
Từ một cây con chỉ cao bằng thành ghế, nay, sau 30 phát triển, gốc quế quỳ này đã có chiều cao trên 15 m, đường kính gần 60 phân. Ông Quang cho biết, đã có nhiều người hỏi mua với mức giá cao hơn chỉ vàng nhưng ông nhất quyết không bán bởi đây là cây thuốc quý gắn liền với nhiều kỷ niệm của gia đình ông.
Từ một cây con chỉ cao cỡ 2 gang tay người lớn, nay, sau 30 được chăm trồng, cây quế Quỳ này đã có chiều cao trên 15 m, đường kính gần 130 cm. Ông Quế cho biết, đã có nhiều người hỏi mua với mức giá hơn 2 chỉ vàng nhưng ông nhất quyết không bán. Bởi đây ông muốn bảo vệ, lưu giữ cây quế gốc của địa phương. Hiện nay chính quyền huyện Quế Phong đang nỗ lực tìm kiếm và đánh dấu các gốc quế Quỳ nhằm mục đích bảo tồn cây quý cũng như nguồn gen của chúng.
Những lần đau bụng hay cảm mạo, vỏ quế và lá quế trở thành “vị cứu tinh” cho cả gia đình ông. Những vết vỏ bị cạo đi sau 7 tháng đến 1 năm đã liền lại để tái sinh lớp mới.
Dấu ấn thời gian trên gốc quế.
Những cây con đã được mọc lên như một hy vọng cho cây quế quỳ bản địa được bén đất phục hồi lại thủa vàng son. Giờ đây, người dân Quế Phong lại thiết tha phục hồi loài cây này, nhưng bắt đầu từ đâu và cần phải làm những gì vẫn là một câu chuyện dài cần có sự chung tay từ nhiều phía để tìm ra lời giải…
Bên cạnh gốc quế Quỳ còn lại, có những cây con đang mọc lên, điều này mở ra hy vọng cho công tác bảo tồn giống cây đặc hữu này.

NPV

TIN LIÊN QUAN