Vì sao chậm cấp kinh phí hỗ trợ vùng trồng chanh leo ở Quế Phong?

28/11/2016 16:29

(Baonghean.vn) - Đã 10 tháng trôi qua, kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 4422/QĐ - UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có bổ sung một số chính sách hỗ trợ vùng trồng chanh leo. Là một trong những địa phương thuộc diện thụ hưởng của chương trình, tuy nhiên, cho đến nay, bà con Quế Phong vẫn mong ngóng mà chưa hề nhận được nguồn hỗ trợ trên.

1.Theo Quyết định, sẽ tiến hành hỗ trợ 70% giá trị công trình tưới nhỏ lẻ cho cây chanh leo được UBND cấp huyện phê duyệt, mỗi công trình không vượt quá 70 triệu đồng. Đối với huyện Quế Phong, việc cấp nguồn kinh phí sẽ tiến hành phê duyệt cho những hộ có vùng trồng trên 1 ha.  Đối với 3 xã Tri Lễ, Nậm Nhóong và Nậm Giải thì hiện tại Tri Lễ là địa phương duy nhất của Quế Phong được thụ hưởng chính sách này. Trong hình là diện tích chanh leo của vợ chồng anh Lộc Văn Chín, bản Xan (xã Tri Lễ), đây là một trong những hộ thuộc diện hỗ trợ của quyết định trên bởi diện tích trồng lên 1,2 ha. Thiếu nguồn nước tưới là một trong những nguyên nhân khiến chanh leo kém phát triển và cho năng suất chưa cao.
Theo Quyết định, sẽ tiến hành hỗ trợ 70% giá trị công trình tưới nhỏ lẻ cho cây chanh leo được UBND cấp huyện phê duyệt, mỗi công trình không vượt quá 70 triệu đồng. Đối với huyện Quế Phong, việc cấp nguồn kinh phí sẽ tiến hành phê duyệt cho những hộ có vùng trồng trên 1 ha. Đối với 3 xã Tri Lễ, Nậm Nhóong và Nậm Giải thì hiện tại Tri Lễ là địa phương duy nhất của Quế Phong được thụ hưởng chính sách này. Trong ảnh là diện tích chanh leo của vợ chồng anh Lộc Văn Chín, bản Xan (xã Tri Lễ) - một trong những hộ thuộc diện hỗ trợ của quyết định trên bởi diện tích trồng lên 1,2 ha. Thiếu nguồn nước tưới là một trong những nguyên nhân khiến chanh leo kém phát triển và cho năng suất chưa cao.
2.Theo số liệu của ông Lữ Văn Cương, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của xã Tri Lễ thì hiện địa phương có 108 ha trồng cây chanh leo, trong đó 35 ha của Công ty đứng chân trên địa bàn canh tác, còn lại 73ha là của người dân. Tại các vùng bản Yên Sơn, Na Niếng, D1hay bản Xan, bản Bò là những vùng bản canh tác nhiều. Trong số này có hơn 70% số hộ có diện tích trồng trên 1ha. Theo tính toán hiện thời, có hơn 40 hộ nằm trong chương trình hỗ trợ nước tưới nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có hộ nào được nhận hỗ trợ mặc dù xã đã hoàn thiện danh sách nhận hỗ trợ và gửi lên UBND huyện.
Theo số liệu của ông Lữ Văn Cương, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của xã Tri Lễ thì hiện địa phương có 108 ha trồng cây chanh leo, trong đó 35 ha của Công ty đứng chân trên địa bàn canh tác, còn lại 73ha là của người dân. Tại các vùng bản Yên Sơn, Na Niếng, D1 hay bản Xan, bản Bò là những vùng bản canh tác nhiều. Trong số này có hơn 70% số hộ có diện tích trồng trên 1ha. Theo tính toán hiện thời, có hơn 40 hộ nằm trong chương trình hỗ trợ nước tưới nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có hộ nào được nhận hỗ trợ mặc dù xã đã hoàn thiện danh sách nhận hỗ trợ và gửi lên UBND huyện.
4.Ông Tiến cho biết, kể từ ngày tiến hành khảo sát và lập danh sách các hộ được nhận hỗ trợ không ngừng mong ngóng nhưng chưa thấy nguồn hỗ trợ đâu nên đành phải “bấm bụng” lấy nước sinh hoạt để tưới chanh. Mà nguồn nước cũng khan hiếm lắm, cả bản chỉ có nguồn nước từ khe Huồi Luống mà thôi. Còn khoan giếng thì phải trên dưới 70 m mới hy vọng có nước.
Ông Hà Văn Tiến, trưởng bản Xan (Tri Lễ) cho biết, bản là địa bàn cư trú của 100% đồng bào dân tộc Thái với 61 hộ tham gia trồng cây chanh leo. Đời sống còn nhiều khó khăn nên khi nghe được thông tin có chính sách hỗ trợ để xây dựng các công trình nước tưới nhỏ lẻ thì bà con rất mừng. Mừng là vì từ trước đến nay bà con phải lấy nước sinh hoạt để tưới chanh nên vào mùa nắng hạn cây cứ chết dần chết mòn hoặc phát triển còi cọc. Kể từ ngày tiến hành khảo sát và lập danh sách các hộ được nhận hỗ trợ không ngừng mong ngóng nhưng chưa thấy nguồn hỗ trợ đâu nên đành phải “bấm bụng” lấy nước sinh hoạt để tưới chanh. Mà nguồn nước cũng khan hiếm lắm, cả bản chỉ có nguồn nước từ khe Huồi Luống mà thôi. Còn khoan giếng thì phải trên dưới 70m mới hy vọng có nước.
5Nhiều hộ gia đình trong bản tự xây dựng hệ thống tưới bằng cách lót bạt ni lông rồi bơm nước vào trong để trữ nước. Nhưng cách này không hiệu quả bởi mỗi miếng bạt chỉ sử dụng được trong 1 tuần, có khi bục rách, cả ngày bơm nước trở thành công cốc.
Nhiều hộ gia đình trong bản tự xây dựng hệ thống tưới bằng cách lót bạt ni lông rồi bơm nước vào trong để trữ nước. Nhưng cách này không hiệu quả bởi mỗi miếng bạt chỉ sử dụng được trong 1 tuần, có khi bục rách, cả ngày bơm nước trở thành công cốc. Theo tính toán, năng suất “chuẩn” của 1 ha chanh leo nằm ở mức trên dưới 45 tấn. Tuy nhiên, năng suất của các hộ dân nơi đây chỉ nằm ở khoảng 20 - 25 tấn. Một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất tại các vùng trồng ở đây chỉ đạt thấp như thế là vì nguồn cung nước tưới chưa đảm bảo.
7.Tại bản Yên Sơn, trong những ngày này gia đình chị Vi Thị Mai đang tiến hành trồng mới hơn 300 gốc chanh leo, nâng tổng số diện tích trồng chanh leo của gia đình lên gần 800 gốc. Chanh nhiều lên, nỗi lo lắng về nguồn nước tưới cho cây lại càng lớn theo.
Tại bản Yên Sơn, trong những ngày này gia đình chị Vi Thị Mai đang tiến hành trồng mới hơn 300 gốc chanh leo, nâng tổng số diện tích trồng chanh leo của gia đình lên gần 800 gốc. Chanh nhiều lên, nỗi lo lắng về nguồn nước tưới cho cây lại càng lớn theo.
8.Theo ông Vi Thanh Xuân, trưởng bản Yên Sơn thì một số hộ đã mạnh dạn đầu tư máy bơm nước loại nhỏ (trong hình) nhưng số này chiếm  tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số gần 70 hộ trồng chanh của bản.
Theo ông Vi Thanh Xuân, trưởng bản Yên Sơn thì một số hộ đã mạnh dạn đầu tư máy bơm nước loại nhỏ (trong hình) nhưng số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số gần 70 hộ trồng chanh của bản.
gbn

Trước những thắc mắc về tình trạng chậm cấp nguồn kinh phí hỗ trợ cho người dân xây dựng hệ thống nước tưới nhỏ lẻ tại vùng trồng chanh leo, ông Nguyễn Bá Hiền, Trưởng ban phát triển miền núi huyện Quế Phong cho biết: Mặc dù Quyết định vào cuối tháng 1 năm 2016 nhưng cho đến 12/9 năm nay thì huyện mới nhận được nguồn hỗ trợ 100 triệu đồng. Nguyên nhân nguồn tiền cung ứng từ tỉnh về chậm là bởi hạch toán kinh phí thu chi về nguồn vốn của tỉnh cho năm 2016 sẽ được tiến hành vào cuối năm 2015. Do vậy, khi mà Quyết định hỗ trợ cho vùng chanh leo được tiến hành vào năm 2017 thì trước mắt chỉ được nhận trước 100 triệu nguồn vốn chuyển đổi bổ sung. Số tiền này dự tính tháng 12 huyện tiếp tục giải ngân để hỗ trợ cho 2 hộ tiêu biểu. Số hộ còn lại sẽ đợi nguồn kinh phí hỗ trợ cho năm sau.

Thanh Quỳnh

TIN LIÊN QUAN