Các máy bay B-17 đã oanh tạc thành Rome (Italy) và góp phần giúp Mỹ giành chiến thắng trong trận chiến chống phát xít Nhật.
|
Chiếc “pháo đài bay” B-17G này được thiết kế để thay thế cho các máy bay ném bom 2 tầng cánh Keystone đầu thập niên 1930. |
|
Do thiếu kinh phí nên khi Hitler xâm lược Ba Lan vào tháng 9/1939, mới chỉ có 30 chiếc B-17G trong tình trạng hoạt động đầy đủ. |
|
Do Mỹ chưa tham chiến ở châu Âu lúc đó nên không quân nước này không thấy việc chế máy bay này là cấp bách. |
|
Tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng Munich, đơn đặt hàng sản xuất B-17 gia tăng. |
|
Vụ Trân Châu cảng vào ngày 7/9/1941 cuối cùng đã kéo Mỹ bước vào Thế chiến 2 và việc sản xuất B-17 tăng mạnh. |
|
Vào tháng 7/1942, Mỹ bắt đầu hình thành Lực lượng Không quân số 8 ở Anh, được trang bị các phi cơ B-17E. |
|
Phiên bản E cải tiến so với F ở chỗ có thêm tháp súng ở đuôi, loại bỏ điểm mù phòng thủ. Máy bay B-17F là do hãng Lockheed sản xuất. |
|
Phiên bản B-17G có tốc độ tối đa là 462km/h, dung tích nhiên liệu là 3.630 gallon. |
|
Oanh tạc cơ có 13 súng máy (bố trí ở nhiều vị trí phòng thủ) và chở được tối đa 7,8 tấn bom. |
|
Loại bom to nhất mà máy bay 4 động cơ này chở được là loại 908kg. |
|
Phiên bản B-17F thiếu tháp súng phía trước, trong khi B-17G có tháp súng ở “cằm”. |
|
B-17 tiếp tục là một trong 2 oanh tạc cơ hạng nặng của Mỹ cho tới khi ra đời máy bay ném bom “siêu pháo đài” B-29./. |
Theo VOV