Một thoáng Tân Trào

16/12/2016 06:38

(Baonghean.vn) - Từ tháng 5 - 8/1945, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa để chuẩn bị lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954), Tân Trào một lần nữa được chọn là “Thủ đô kháng chiến”. Nơi đây ghi dấu những năm tháng Bác Hồ ở và làm việc cũng như những ân tình sâu nặng, son sắt của đồng bào các dân tộc tại Việt Bắc đối với Bác.

Lán Nà Lừa
Lán Nà Lừa là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945. Tại căn lán nhỏ đơn sơ này, nhiều văn kiện, chỉ thị, chủ trương, kế hoạch liên quan đến Cách mạng tháng Tám đã được Bác Hồ soạn thảo.
Ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945, tại nơi đây, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa.
Cũng tại nơi đây, ngày 4/6/1945, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị cán bộ để chuẩn bị thành lập “Khu giải phóng, Quân giải phóng”, tiến tới Quốc dân Đại hội, Tổng khởi nghĩa.
Thời gian ở lán Nà Lừa
Thời gian ở lán Nà Lừa, vì phải giữ bí mật nên người dân trong vùng không biết Bác Hồ mà chỉ biết Người là ông Ké ( theo tiếng Tày có nghĩa là người già cả được mọi người kính trọng) với phong thái điềm tĩnh, nếp sống giản dị, gần gũi. (Trong ảnh: Đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân và các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Nghệ An, Tuyên Quang và Hưng Yên dâng hương lên anh linh của Bác Hồ tại lán Nà Lừa).
Cây đa Tân Trào
Cây đa Tân Trào, một trong những biểu tượng và là chứng nhân của lịch sử Cách mạng Tháng Tám của dân tộc, là nơi chứng kiến lễ xuất quân công khai đầu tiên của quân giải phóng Việt Nam. (Chiều ngày 16/8/1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội).
Đình Tân Trào
Đình Tân Trào, nơi được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn để tổ chức họp Quốc dân Đại hội trong hai ngày 16 - 17/8/1945. Tại đây, các đại biểu đã tán thành chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng; thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh; nhất trí với quy định quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Trước đền Tân Trào
Tại phiến đá trước đền Tân Trào, sáng 17/8/1945, thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên thệ trong lễ ra mắt quốc dân. Có một chi tiết mà đến nay đồng bào các dân tộc nơi đây còn nhớ mãi, đó là trước khi đọc lời tuyên thệ, Bác Hồ đã xuống suối rửa chân sạch sẽ nhưng vẫn chỉ đứng cạnh phiến đá này. Việc làm tế nhị của Bác không những thể hiện sự hiểu biết về phong tục tập quán, mà còn bày tỏ sự tôn trọng tín ngưỡng của người dân địa phương, bởi Bác biết "mâm đá trời” là bày biện phẩm vật cúng bái thần linh mỗi khi dân làng tổ chức tế lễ.
Nhà
Nhà ông Hoàng Trung Dân, nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến tháng 8/1945, cũng là nơi đánh máy bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (tức lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước 8/1945).
Ngôi nhà hiện nay do bà Nông Thị Thu, con dâu của cụ Hoàng Trung Dân dìn giữ, bảo quản.
Ngôi nhà hiện nay do bà Nông Thị Thu, con dâu của cụ Hoàng Trung Dân gìn giữ, bảo quản. Đại tá Phạm Văn Quang - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân thăm hỏi, động viên bà Thu cố gắng gìn giữ ngôi nhà để con cháu mãi được về tham quan, tìm hiểu một thời đấu tranh hào hùng của dân tộc.

Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN