Những người nên nói không với rau ngải cứu

10/12/2016 11:36

Ngải cứu được chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc, nhưng trong ngải cứu có thành phần độc tính, với một số người có dấu hiệu sau đây nên nói không với ngải cứu.

Không tốt cho người bị viêm gan

Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Không ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Có hai trường hợp, nếu mang thai và thai phát triển bình thường: Không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu.


Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, bà bầu nên chú ý khi ăn ngải cứu để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Không ăn thường xuyên

Dùng ngải cứu quá liều dễ làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run, thậm chí dẫn đến toàn thân bị co giật…

Nhiều người có thói quen sử dụng ngải cứu pha như nước trà uống hàng ngày. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Tuy nhiên theo các chuyên gia điều đó là không nên, chỉ nên dùng ngải cứu thường xuyên khi cần chữa bệnh theo đợt, khi khỏi bệnh thì nên nghỉ.

Khi bị trúng độc do ngải cứu, ban đầu, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viên cấp tính.

Theo Gia đình & Xã hội

TIN LIÊN QUAN