Những bữa tiệc năm mới siêu độc đáo trên thế giới

31/12/2016 21:01

(Baonghean.vn) - Hằng năm, vào những thời khắc năm cũ sắp qua, những bữa tiệc năm mới lại được tổ chức rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Sau đây là một số món ăn đầu năm mới của các nước trên thế giới.

Nhật Bản: Vào dịp cuối năm, người dân xứ sở phù tang sẽ tổ chức bữa tiệc năm mới mang tên Bonenkai (tiệc từ biệt năm cũ). Tất cả món ăn năm mới được để trong hộp quét sơn đỏ mới hy vọng nhiều may mắn mới.
Nhật Bản: Vào dịp cuối năm, người dân xứ sở phù tang sẽ tổ chức bữa tiệc năm mới mang tên Bonenkai (tiệc từ biệt năm cũ). Tất cả món ăn năm mới được để trong hộp quét sơn đỏ mới hy vọng nhiều may mắn mới.
Singapore và Malaysia: Món ăn truyền thống nổi tiếng của Singapore và Malaysia trong ngày tết là Yu Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… Trước khi ăn món này, người ta sẽ đặt một số bao lì xì ở bên cạnh để tung tất cả lên không trung sao cho càng cao càng tốt, vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng.
Singapore và Malaysia: Món ăn truyền thống nổi tiếng của Singapore và Malaysia trong ngày tết là Yu Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… Trước khi ăn món này, người ta sẽ đặt một số bao lì xì ở bên cạnh để tung tất cả lên không trung sao cho càng cao càng tốt, vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng.
Hàn Quốc: Tết của người dân Hàn Quốc được tổ chức theo âm lịch, gọi là Tết Seolla. Các món ăn ngày Tết của người Hàn thường làm từ gạo và khoai tây, kim chi. Ngoài các món trên, hai món tok và garettok được làm từ thịt gia súc và gia cầm sau đó được chiên lên cũng là hai món ăn bắt buộc có trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc.
Hàn Quốc: Tết của người dân Hàn Quốc được tổ chức theo âm lịch, gọi là Tết Seolla. Các món ăn ngày Tết của người Hàn thường làm từ gạo và khoai tây, kim chi. Ngoài các món trên, hai món tok và garettok được làm từ thịt gia súc và gia cầm sau đó được chiên lên cũng là hai món ăn bắt buộc có trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc.
Trung Quốc: Trung Quốc cũng đón Tết âm lịch tương tự Việt Nam. Thông thường, trên bàn tiệc năm mới của họ sẽ có cá và bánh bao, hai món ăn mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà các món ăn may mắn sẽ được thay thế.
Trung Quốc: Trung Quốc cũng đón Tết âm lịch tương tự Việt Nam. Thông thường, trên bàn tiệc năm mới của họ sẽ có cá và bánh bao, hai món ăn mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn. Ngoài ra, tùy theo vùng miền mà các món ăn may mắn sẽ được thay thế.
Áo: Đêm giao thừa ở Áo còn có tên gọi Sylvesterabend. Món ăn truyền thống không thể thiếu là lợn sữa, các món làm từ đậu xanh để cầu năm mới dồi dào tiền bạc. Người Áo kiêng ăn tôm hùm và cua biển trong ngày này vì sợ xui xẻo.
Áo: Đêm giao thừa ở Áo còn có tên gọi Sylvesterabend. Món ăn truyền thống không thể thiếu là lợn sữa, các món làm từ đậu xanh để cầu năm mới dồi dào tiền bạc. Người Áo kiêng ăn tôm hùm và cua biển trong ngày này vì sợ xui xẻo.
Mông Cổ: Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng 3 Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
Mông Cổ: Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng 3 Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
Đan Mạch: Bữa tiệc mừng năm mới của người dân xứ sở Bắc Âu gồm những món ăn như cá tuyết hấp, đùi lợn quay hoặc rán và không thể thiếu món cải bắp xoăn. Người dân quan niệm rằng màu xanh của những loại rau này giống màu của tờ tiền.
Đan Mạch: Bữa tiệc mừng năm mới của người dân xứ sở Bắc Âu gồm những món ăn như cá tuyết hấp, đùi lợn quay hoặc rán và không thể thiếu món cải bắp xoăn. Người dân quan niệm rằng màu xanh của những loại rau này giống màu của tờ tiền.
Italy: Trong đêm giao thừa, người Italy sẽ cùng nhau thưởng thức món Cotechino con lenticchie (xúc xích với đậu lăng). Những hạt đậu là biểu tượng của sự no đủ, may mắn trong dịp năm mới.
Italy: Trong đêm giao thừa, người Italy sẽ cùng nhau thưởng thức món Cotechino con lenticchie (xúc xích với đậu lăng). Những hạt đậu là biểu tượng của sự no đủ, may mắn trong dịp năm mới.
Hungary: Vào dịp đầu năm mới, người Hungary sẽ ăn món súp cá chép, thịt thỏ hoặc hươu cao cổ. Người dân tin rằng, ăn cá sẽ khiến mọi buồn phiền trôi theo dòng nước, còn thịt thỏ hay hươu cao cổ sẽ mang lại sức khỏe dồi dào. Nhưng họ cũng kiêng ăn thịt vịt, ngan hay các loài chim vì sợ hạnh phúc sẽ theo chúng bay đi mất.
Hungary: Vào dịp đầu năm mới, người Hungary sẽ ăn món súp cá chép, thịt thỏ hoặc hươu cao cổ. Người dân tin rằng, ăn cá sẽ khiến mọi buồn phiền trôi theo dòng nước, còn thịt thỏ hay hươu cao cổ sẽ mang lại sức khỏe dồi dào. Nhưng họ cũng kiêng ăn thịt vịt, ngan hay các loài chim vì sợ hạnh phúc sẽ theo chúng bay đi mất.
Mexico: Người Mexico cũng ăn nho vào thời khắc giao thừa. Mỗi quả nho sẽ tương ứng với một điều ước. Sau đó, họ sẽ thưởng thức bữa tiệc với đậu đen. Món đậu đen truyền thống được hầm với chân giò và thịt.
Mexico: Người Mexico cũng ăn nho vào thời khắc giao thừa. Mỗi quả nho sẽ tương ứng với một điều ước. Sau đó, họ sẽ thưởng thức bữa tiệc với đậu đen. Món đậu đen truyền thống được hầm với chân giò và thịt.
Bánh hạnh nhân hình lợn này được làm từ hỗn hợp bột và hạnh nhân trộn với đường. Ở Đức, lợn là biểu tượng của may mắn và sự phồn thịnh, và những chiếc bánh hình lợn này được cho là sẽ mang lại một năm mới tốt đẹp. Người Đức cũng gọi những chiếc bánh này là “glucksschwein”, nghĩa là
CHLB Đức: Bánh hạnh nhân hình lợn này được làm từ hỗn hợp bột và hạnh nhân trộn với đường. Ở Đức, lợn là biểu tượng của may mắn và sự phồn thịnh, và những chiếc bánh hình lợn này được cho là sẽ mang lại một năm mới tốt đẹp. Người Đức cũng gọi những chiếc bánh này là “glucksschwein”, nghĩa là "những chú lợn may mắn" và bên cạnh đường, người làm bánh cũng sẽ trộn cả sôcôla vào bên trong.
Trên thế giới, rau quả là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc tất niên của một số nước. Cải xanh là một trong những món ăn truyền thống ở miền Nam nước Mỹ. Người ăn có thể ăn cải xanh riêng hoặc ăn kèm với thịt lợn và hi vọng năm mới sẽ diễn ra một cách tốt đẹp.
Mỹ: Trên thế giới, rau quả là một phần không thể thiếu trong các bữa tiệc tất niên của một số nước. Cải xanh là một trong những món ăn truyền thống ở miền Nam nước Mỹ. Người ăn có thể ăn cải xanh riêng hoặc ăn kèm với thịt lợn và hi vọng năm mới sẽ diễn ra một cách tốt đẹp.
Ở Nga, bữa tiệc đêm Giáng sinh truyền thống thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Súp Zaprashka là một trong những món ăn truyền thống ấy. Nguyên liệu chính gồm có nấm, bột mì, hành tây và tỏi băm nhỏ. Các bà nội trợ Nga thường dùng sữa đặc để tăng độ sệt cho món súp nấm thơm ngon này.
Nga: Bữa tiệc đêm Giáng sinh truyền thống thường có 12 món, tượng trưng cho 12 tông đồ của Chúa. Súp Zaprashka là một trong những món ăn truyền thống ấy. Nguyên liệu chính gồm có nấm, bột mì, hành tây và tỏi băm nhỏ. Các bà nội trợ Nga thường dùng sữa đặc để tăng độ sệt cho món súp nấm thơm ngon này.

Kim Ngọc

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN