Người giữ vai trò quyết định trong hôn sự của người Thái

28/12/2016 15:39

(Baonghean.vn) - Sau đám cưới, người Thái có tập tục trả ơn ông mối, người đại diện đi hỏi, cưới vợ cho chú rể. Có thể nói, cho đến ngày nay ông bà mối vẫn giữ vai trò quyết định trong hôn sự của các đôi trẻ.

Dù tiết trời lạnh giá và bận rộn chuẩn bị vụ gieo cấy mới nhưng ông Lữ Văn Cán, bản Liên Đình, xã Chi Khê - Con Cuông (Nghệ An) vẫn dắt theo anh con trai và nàng dâu đến nhà ông Lữ Hân - một người trong dòng họ để trả ơn. Chẳng là mấy ngày trước, ông mối Lữ Hân phải một phen vất vả khi lo đám cưới cho con trai ông Lữ Văn Cán.

Trong lễ gọi vía được tổ chức tại nhà ông bà mối, những chiếc áo của cô dâu và chú rể được đặt chung trong mâm cúng để ma nhà nhận mặt. Người Thái quan niệm linh hồn của con người cư ngụ trong chiếc áo.
Trong lễ gọi vía được tổ chức tại nhà ông bà mối, những chiếc áo của cô dâu và chú rể được đặt chung trong mâm cúng để ma nhà nhận mặt. Người Thái quan niệm linh hồn của con người cư ngụ trong chiếc áo.

Theo phong tục người Thái, khi chuẩn bị đi hỏi vợ, anh con trai sẽ cậy nhờ một người trong dòng họ để làm mối cho mình. Dĩ nhiên là có sự gợi ý, thậm chí là can thiệp của cha mẹ. Người được chọn chí ít phải là bậc anh của chú rể và đã lập ra đình vì theo tục phải có đủ ông, bà mối. Người được chọn làm mối cũng thường phải có đủ con trai và con gái.

Sau khi đã chọn được ông bà mối, chú rể sẽ mang theo một chai rượu đến xin họ lo giúp việc hỏi cưới. Nếu người này nhận rượu thì coi như đã đồng ý. Trong ngày đi hỏi và cưới vợ, vợ chồng ông mối dẫn đầu đoàn nhà trai đến nhà gái để lo các thủ tục. Sau đám cưới, đôi vợ chồng trẻ sẽ xem ông bà mối như cha mẹ đẻ của mình.

 Mâm cúng trong lễ gọi vía của người Thái, cũng như trong lễ trả ơn của chú rể đối với ông bà mối
Mâm cúng trong lễ gọi vía của người Thái, cũng giống với mâm cỗ trong lễ trả ơn của chú rể đối với ông bà mối.

Sau lễ cưới, nhà chú rể sẽ chọn một ngày nhất để đến trả ơn ông bà mối. Trong lễ, ông bà mối sẽ có quà mừng cô dâu mới, nhận làm con cháu trong già đình, họ tộc. Cũng trong lễ này, một mâm cúng được đặt trên bàn thờ tổ tiên nhằm “báo cáo” về thành viên mới của gia đình. Sau lễ này là lễ gọi vía cho đôi vợ chồng trẻ.

Đối với các cặp vợ chồng người Thái, ông bà mối còn gắn bó với bền chặt, nhất là khi trong cuộc sống vợ chồng có khúc mắc thì người "gỡ rối" trước tiên không phải là cha mẹ đẻ là chính là các ông bá mối.

Cô dâu được buộc chỉ cổ tay trong lễ gọi ía và từ đây được nhà ông bà mối coi như con cháu.
Cô dâu được buộc chỉ cổ tay trong lễ gọi vía và từ đây được nhà ông bà mối coi như con cháu.

Tục chọn ông bà mối cũng thấy ở cộng đồng người Mông, Khơ mú ở Nghệ An. Người Mông còn có đến 2 ông bà mối đi lo đám cưới như kiểu trưởng và phó đoàn. Tuy nhiên sự gắn bó suốt đời như những thành viên trong gia đình giữa ông bà mối và đôi vợ chồng trẻ chỉ thấy ở người Thái./.

Hữu Vi

TIN LIÊN QUAN