Lãnh đạo các quốc gia nói gì trong lễ nhậm chức?

05/01/2017 21:59

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới có cách tiếp cận rất khác nhau trong lễ nhậm chức của mình: Tổng thống Mỹ thiên về những điều lớn lao trong khi Thủ tướng Nhật chú trọng vào những điều thiết thực nhất. Sâu đây là những lời nói trong lễ nhậm chức của các lãnh đạo một số quốc gia trên thế giới.

1. Tổng thống Mỹ Barack Obama

Đặt tay trên 2 cuốn kinh thánh theo đúng nghi thức, Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lần thứ 44 của Hoa Kỳ (Ảnh: Getty)
Đặt tay trên 2 cuốn kinh thánh theo đúng nghi thức, Tổng thống Obama tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lần thứ 44 của Hoa Kỳ.

Lễ nhậm chức lần thứ hai của Tổng thống Mỹ Barack Obama diễn ra ngày 21/2/2013 tại tòa nhà Quốc hội Mỹ. Trước đó ông có buổi tuyên thệ phạm vi nhỏ trong Phòng Xanh ở Nhà Trắng.

Trong buổi lễ nhâm chức, ông Obama nói: “Đồng bào Mỹ thân mến, lời hứa tôi tuyên thệ ngày hôm nay là lời hứa trước Chúa trời và đất nước sẽ phục vụ hết mình cho Quốc hội chứ không vì bất kì mục đích cá nhân hay đảng phái nào…Lời tuyên thệ của tôi là sự cam kết sẽ để lá cờ nước Mỹ mãi tung bay trước gió và trái tim người dân Mỹ luôn ngập tràn sự tự hào cho Tổ quốc”.

2. Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức năm 2012. (Ảnh: REUTERS)
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức năm 2012. (Ảnh: REUTERS)

Tổng thống Nga Vladimir Putin có buổi tuyên thệ nhậm chức sau 4 năm giữ chức Thủ tướng từ năm 2008 đến 2012.

Ông Putin tuyên bố: “Khi nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga, tôi biết trách nhiệm lớn lao của mình trước đất nước. Ưu tiên số một của tôi là lợi ích, an ninh và sự thịnh vượng của người dân Nga. Tôi sẽ làm tất cả mọi điều để khẳng định niềm tin mà hàng triệu người dân đã đặt vào tôi. Tôi cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời tôi là phụng sự Tổ quốc và người dân với sự ủng hộ lớn lao để vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất”.

3. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Ông  Shinzo Abe  tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản chiều  26/12/2014
Ông Shinzo Abe tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản chiều 26/12/2014.

Lễ nhậm chức của Thủ tướng Shinzo Abe tháng 12/2014, thay vì tuyên thệ những điều lớn lao, Thủ tướng Nhật tập trung vào những điều cốt lõi nhất nhằm vào giáo dục, nuôi dạy trẻ em, cải cách hệ thống y tế, an sinh xã hội với những con số rất cụ thể.

Thủ tướng Abe nói: “Kể từ khi tôi tuyên thệ nhậm chức, chính phủ sẽ cống hiến hết sức mình để giải quyết các vấn đề bức thiết nhất hiện nay với nước Nhật, đó là công cuộc tái thiết sau trận động đất, sóng thần năm 2011 và cải tổ nền giáo dục lạc hậu. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình”.

4. Thủ tướng Canada Justin Trudeau

Thủ tướng Canada, Justin Trudeau tuyên thệ nhậm chức tại Ottawa, Ontario, ngày 4 /11/2015.
Thủ tướng Canada, Justin Trudeau tuyên thệ nhậm chức tại Ottawa, Ontario, ngày 4/11/2015.

Thủ tướng điển trai và trẻ tuổi thứ hai lịch sử Canada Justin Trudeau, con của cố thủ tướng Pierre Elliott Trudeau đã có bài phát biểu tuyên thệ tại tòa nhà Rideau ở Ottawa tháng 11.2015.

"Tôi, Justin PJ Trudeau, trịnh trọng, chân thành hứa và thề sẽ trung thành cống hiến hết sức mình cùng kiến ​​thức để thực hiện quyền hạn và đền đáp lòng tin đặt vào tôi với tư cách là thủ tướng Canada".

5- Thủ tướng Đức Angela Merkel

Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba trước Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert (phải).
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ ba trước Chủ tịch Quốc hội Norbert Lammert (phải).

Vào ngày nhậm chức thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ ba 17/12/ 2013, bà Angela Merkel đầu tiên đến cung điện Bellevue, nơi Tổng thống Đức Joachim Gauck trao cho bà quyết định chính thức. Sau một buổi lễ ngắn, bà đến tòa nhà quốc hội và tuyên thệ nhậm chức vào buổi trưa. Chủ tịch Quốc hội Đức Norbert Lammert là người chủ trì lễ tuyên thệ cho bà.

Bà Merkel giơ tay phải và đọc: "Tôi thề sẽ cống hiến sức lực của mình cho phúc lợi của người dân Đức, tăng thêm lợi ích cho dân tộc, ngăn cản thiệt hại cho người dân, giữ gìn và bảo vệ hiến pháp và luật lệ của Liên bang, tận tâm hoàn thành các nhiệm vụ và mang đến công bằng cho mọi người. Xin Chúa giúp đỡ con".

6. Tổng thống Pháp Francois Hollande

Lãnh đạo đảng Xã hội Francois Hollande tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Pháp ngày 15/5/2012
Lãnh đạo đảng Xã hội Francois Hollande tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Pháp ngày 15/5/2012

Lễ nhậm chức của tổng thống Pháp luôn diễn ra ở điện Élysée. Tân tổng thống sẽ được tổng thống hết nhiệm kỳ dẫn tay vào điện Élysée. Tân tổng thống sẽ được trao huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, một nghi thức công nhân là tổng thống Pháp. Tổng thống Pháp không tuyên thệ mà sẽ có bài phát biểu nhậm chức luôn.

7. Nhà Vua Bỉ Philippe

Vua Bỉ Philippe tuyên thệ nhậm chức bằng ba thứ tiếng, năm 2013. (Ảnh: THE TIMES)
Vua Bỉ Philippe tuyên thệ nhậm chức bằng ba thứ tiếng, năm 2013. (Ảnh: THE TIMES)

Tại Bỉ, nhà vua Bỉ sẽ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội Bỉ. Nhà vua Bỉ phải nói lời tuyên thệ bằng ba ngôn ngữ được sử dụng ở Bỉ là Hà Lan, Pháp, Đức. Nội dung lời tuyên thệ được quy định trong Hiến pháp “Tôi xin thề sẽ tuân thủ Hiến pháp và luật pháp của người dân Bỉ, giữ gìn sự độc lập và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ quốc gia”. Nhà vua sẽ có bài phát biểu sau đó.

Thủ tướng, các bộ trưởng và các lãnh đạo ba cộng đồng người nói ba ngôn ngữ của Bỉ tuyên thệ nhậm chức trước nhà vua Bỉ. Họ có thể chọn nói lời tuyên thệ bằng một trong ba ngôn ngữ. “Tôi xin thề trung thành với nhà vua, tuân thủ Hiến pháp và luật pháp của người dân Bỉ”.

8. Tổng thống Myanmar Htin Kyaw

Ông Htin Kyaw (giữa) trong lễ tuyên thệ nhậm chức cùng hai Phó Tổng thống. (Nguồn: AP)
Ông Htin Kyaw (giữa) trong lễ tuyên thệ nhậm chức cùng hai Phó Tổng thống. (Nguồn: AP)

Htin Kyaw, 69 tuổi, một đồng minh của bà Aung San Suu Kyi, hôm 30/3/2016 nhậm chức tổng thống Myanmar, đánh dấu lần đầu tiên Myanmar có tổng thống dân sự dân cử trong hơn 50 năm.

Ông và hai phó tổng thống tuyên thệ nhậm chức trong một phiên họp của quốc hội. "Tôi, Htin Kyaw, trịnh trọng, chân thành hứa và tuyên bố rằng tôi sẽ trung thành với Cộng hòa Liên bang Myanmar và nhân dân. Tôi sẽ tôn trọng và tuân theo hiến pháp và pháp luật. Tôi sẽ cống hiến cho Cộng hòa Liên bang Myanmar", ông nói.

Kim Ngọc

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN