Vì sao Ukraine sợ Dòng chảy phương Bắc 2?

12/02/2017 07:44

(Baonghean.vn) - Việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream-2) có thể gây tổn thất lớn cho Ukraina khi nước này sẽ mất đi một khoản thu lớn từ việc quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu - một bài báo trên tạp chí Forbes nhận định.

Dự án khí đốt "Dòng chảy phương Bắc 2" ngày càng khiến Ukraine lo sợ. Ảnh: Ria Novosti

Theo các nhà nghiên cứu, doanh thu từ vận chuyển khí đốt sang châu Ấu chiếm 10% ngân sách của Ukraina. “Sự biến mất của một nguồn thu nhập này sẽ tác động lớn đến nền kinh tế của Ukraine” - bài báo viết.

Mối đe doạ ngày càng trở nên rõ rệt hơn khi Tập đoàn dầu khí của Nga Gazprom khẳng định về việc xây dựng dự án Dòng chảy phương Bắc 2 bất chấp sự phản đối của các quốc gia Đông Âu như Ba Lan và các nước vùng Baltic vì coi dự án này sẽ phá vỡ an ninh năng lượng của châu Âu và khiến EU ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn năng lượng của Nga. Người đứng đầu Công ty năng lượng Naftogaz (Ukraina) Andrew Koboleva cho rằng “Nếu đường ống này được xây dựng, Nga chắc chắn không cần tới đường ống của chúng tôi”.

Đại diện đặc biệt về năng lượng của Bộ Ngoại giao Mỹ Amos Hochstein cho biếtKhi rút 2 tỉ USD doanh thu ra khỏi nền kinh tế của Ukraine trong bối cảnh hiện nay khi cộng đồng quốc tế đang cố gắng để hỗ trợ kinh tế cho Kiev. Không có cách nào để khắc phục chuyện này hết. Nền kinh tế của Ukraine sẽ sụp đổ".

Để làm “dịu” tình hình, các tập đoàn năng lượng của Tây Âu vẫn tin rằng, đường ống của Ukraina là cần thiết để đảm bảo đưa khí đốt của Nga lên vùng Bắc Âu. Trong khi ở miền Nam châu Âu, dòng Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò tương tự. Khi xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 song song với Dòng chảy phương Bắc 1, số lượng đường ống sẽ tăng gấp đôi. Có thể hy vọng, Ukraine vẫn tiếp tục duy trì vai trò của “người vận chuyển”.

“Dòng chảy phương Bắc 2” là dự án hợp tác giữa Nga và Đức để xây dựng 2 nhánh đường ống dẫn khí đốt từ Nga chạy qua biển Baltic sang Đức không qua lãnh thổ Ukraine với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm. Dự án này có trị giá khoảng 10 tỷ Euro.

Các đối tác ký kết hợp đồng này với Nga là một loạt các tập đoàn năng lượng của Tây Âu như Công ty liên doanh New European Pipeline AG, các tập đoàn E.ON, Shell, OMV và BASF/Wintershall, ENGIE.

Mỹ Nga

(Theo Ria Novosti).

TIN LIÊN QUAN