(Baonghean.vn) – Nhà sàn là kiến trúc truyền thống đặc sắc của các đồng bào dân tộc Thái, Khơ mú, Ơ đu... Qua thời gian, điều kiện và thói quen dựng nhà của đồng bào có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung, hình ảnh nếp nhà sàn vẫn là nét văn hóa đẹp, biểu tượng kiến trúc ấn tượng của các bản làng vùng cao.
» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
|
Để làm một ngôi nhà sàn chắc chắn, có thẩm mỹ, người dân thường phải sử dụng hàng chục m3 gỗ để làm vật liệu. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Những chiếc cột nhà sàn thường cao và to, muốn di chuyển nó cần sự góp sức của rất nhiều người. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Vì số gỗ nguyên liệu cần đến khá lớn nên trong các khâu dựng nhà đòi hỏi người thợ phải có sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong đo đạc, tính toán để tránh tình trạng "tốn" gỗ. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Mái nhà sàn là bộ phận quan trọng trong tổng thể kiến trúc. Lợp mái cần đến tay thợ kinh nghiệm. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Một ngôi nhà sàn cần đến lượng gỗ lớn. Vì thế, để dựng được một ngôi nhà sàn hoàn chỉnh, người dân đã phải gom góp nhiều năm trời mới có được. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Hiện nay, nguồn gỗ ngày càng hiếm, chủ trương đóng cửa rừng được thực hiện nghiêm nên nhà sàn gỗ cũng dần ít đi. Thay vào đó, đồng bào đã từng bước thay đổi thói quen, chuyển sang dựng nhà sàn bằng bê tông, lợp mái bằng nhiều chất liệu tùy vào điều kiện kinh tế của gia chủ, có thể bằng ngói, tôn, lá cọ, pờ rô xi măng... Ảnh: Hồ Phương. |
|
Xu hướng dựng nhà sàn bằng bê tông ngày càng phổ biến. Việc này vừa góp phần bảo vệ rừng, vừa gìn giữ được tập quán sinh hoạt và kiến trúc truyền thống của đồng bào. Ảnh: Hồ Phương. |
|
Trên những bản làng ở miền Tây xứ Nghệ, những ngôi nhà sàn đang không chỉ là nét văn hóa đặc sắc mà còn là biểu tượng cho một miền quê trù phú. Trong ảnh: Cảnh bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Ảnh: Hồ Phương. |
Hồ Phương