Con số bất ngờ về số lượng vũ khí được nhập khẩu từ Séc

22/02/2017 21:11

Không chỉ mua súng trường tấn công CZ 805, Việt Nam còn là khách hàng mua nhiều vũ khí nhất từ Cộng hòa Séc

Cộng hòa Séc vừa đưa ra báo cáo xuất khẩu quốc phòng năm 2013 của nước này, trong đó nhấn mạnh vị trí người mua số 1 là Việt Nam.

Xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự của Cộng hòa Séc ra nước ngoài trong năm 2013 đã tăng lên 6% (so với năm 2012) để đạt mức 385 triệu USD, tờ Ctk.cz trích dẫn báo cáo thường niên về việc giám sát xuất khẩu thiết bị quân sự và vũ khí nhỏ của nước này cho biết hôm 9/7.

Theo đó, trong năm 2013, Cộng hòa Séc đã xuất khẩu được tổng cộng 67.300 khẩu súng ngắn và súng lục ổ quay, trên 10.000 khẩu súng máy hạng nhẹ, 142 khẩu súng máy hạng nặng, 32.500 khẩu súng trường tự động, 11 xe tăng, 3 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39ZO và 5 xe bọc thép.

Súng CZ 805 A1 trong đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam.
Súng CZ 805 A1 trong đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam.

Đặc biệt, trong báo cáo vừa qua, Cộng hòa Séc cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam chính là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của họ trong năm 2013. Trong đó, Hà Nội đã mua của Prague lượng vũ khí và trang bị quân sự trị giá khoảng 58,3 triệu USD, bao gồm chủ yếu là súng trường tự động, súng ngắn và súng lục ổ quay.

Dù không có thời gian chính xác nhưng rất có thể súng CZ 805 A1 Việt Nam mua từ Séc xuất phát từ những hợp đồng trong giai đoạn này. Súng sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nến có thể điều phối bằng tay với thoi nạp đạn xoay.

Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn được đặt để có thể điều khiển từ cả hai bên súng. Súng có tầm bắn hiệu quả 500m, hộp tiếp đạn rời 20, 30 hoặc nhiều hơn nữa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Với thiết kế hiện đại, khả năng tùy biến cao, cùng sự hoạt động ổn định, CZ 805 được coi là mẫu súng trường tốt nhất hiện nay trong đội tuyển bắn súng quân dụng của Việt Nam.

Các khách hàng nhập khẩu vũ khí quan trọng khác của Cộng hòa Séc là Mỹ (với giá trị xuất khẩu 38 triệu USD) và Ai Cập (khoảng 32,6 triệu USD). Cùng với việc cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự, trong năm 2013, Cộng hòa Séc cũng đã chấp nhận hơn 1.100 giấy phép xuất khẩu vũ khí cho cho các khách hàng nước ngoài.

Đối với thị phần vũ khí dân sự như súng săn và đạn dược, nước này cũng đã bán được với số lượng lớn mà người mua chủ yếu đến từ Mỹ. Trong những năm gần đây, lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ.

Điển hình là việc chúng ta đã đặt mua một lượng khá lớn vũ khí tiên tiến từ Prague như hệ thống radar thụ động phát hiện máy bay tàng hình Vera-E , nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18, cũng như đàm phán để mua một số máy bay vận tải tầm ngắn L-410.

Hồi tháng 4/2012, trong chuyến thăm đến Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Séc Alexandr Vondra đã đề xuất việc bán vũ khí, nhất là loại công nghệ cao, cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Vondra cũng đánh giá rằng Việt Nam là thị trường 'giàu tiềm năng' cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Cộng hòa Séc

Theo ông Vondra, các công ty của Séc có thể tham gia mạnh trong quá trình hiện đại hóa không quân Việt Nam mà ông nói đã sở hữu 20 phiên bản máy bay huấn luyện L-39 và nhiều xe thiết giáp do Séc sản xuất.

Clip khẩu CZ 805 A1 trong đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam:

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN