Phi công Việt Nam sẽ được huấn luyện trên Yak-130 và Su-27UBK?

24/02/2017 09:15

Một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là các phi công lái máy bay chiến đấu sẽ được đào tạo trên loại máy bay huấn luyện siêu âm nào?

Chuyên gia Nga: L-39 Czech kém xa công nghệ Yak-130 Nga

Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam đang phải giải quyết vấn đề cải thiện việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu. Do đó, Việt Nam đã công bố kế hoạch thành lập Trung tâm đào tạo phi công máy bay huấn luyện siêu âm trên máy bay huấn luyện siêu âm.

Gần đây, tại Hà Nội cuộc hội thảo về Trung tâm đào tạo phi công máy bay huấn luyện siêu âm, đặt tại Trường Sĩ quan không quân, đã được tổ chức dành riêng cho việc lên kế hoạch mua sắm máy bay huấn luyện chiến đấu siêu âm (cao cấp) và máy bay huấn luyện sơ cấp.

Với phương tiện dành cho huấn luyện ban đầu, Việt Nam đang quan tâm đến máy bay huấn luyện tốc độ dưới âm hiện đại như Yak-130 của Nga và L-39 Thế hệ mới (New Generation) của CH Czech. Vậy, trong 2 loại này, Việt Nam nên lựa chọn máy bay loại nào?

Trong bình luận dành cho "Hãng phát thanh Nga Sputnik, chuyên gia về máy bay chiến đấu, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Makar Aksenenko đã nói rằng, trong một thời gian, chính L-39 đã "chắp cánh" cho các phi công máy bay chiến đấu tương lai của Không quân Liên Xô, sau đó là lực lượng Không quân Nga, và của cả một loạt quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Chiếc máy bay của Czech đã được sử dụng không chỉ như là phương tiện huấn luyện, mà còn là một máy bay tấn công hạng nhẹ. Tuy nhiên, thời gian tiến về phía trước, đã xuất hiện những kỹ thuật hàng không mới, thay đổi chương trình đào tạo phi công chiến đấu và chiến thuật bay.

Máy bay huấn luyện cận âm Yak-130 của Nga có thể mô phỏng máy bay chiến đấu
Máy bay huấn luyện cận âm Yak-130 của Nga có thể mô phỏng máy bay chiến đấu.

Trong ý nghĩa này, các máy bay L-39, thậm chí các phiên bản của New Generation (Thế hệ mới) đã là của "ngày hôm qua", do công nghệ nền tảng phát triển trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh, dù có cải tạo, nâng cấp đến đâu cũng không thể vượt ngưỡng công nghệ.

Loại máy bay này có một động cơ, hệ thống điện tử hàng không lại không có sự tương thích chặt chẽ với hệ thống của các máy bay hiện đại như Su-30, Su-35, MiG-35. Điều này không cho phép sử dụng L-39 như một phương tiện chuyển tiếp đối với việc đào tạo các phi công máy bay chiến đấu.

Yak-130 là lựa chọn tốt hơn L-39

Về phần mình, máy bay Nga Yak-130 được chế tạo để đào tạo các học viên làm chủ phi cơ chiến đấu với sự chuyển đổi tối thiểu. Yêu cầu này ngay từ đầu đã đã được đưa vào tiêu chuẩn thiết kế của máy bay, vào hệ thống điện tử hàng không, và hệ thống điều khiển của nó.

Tính năng độc đáo nhất của Yak-130 là khả năng "mô phỏng" nhiều loại máy bay khác nhau.

Bằng cách cài đặt các thiết lập thích hợp, trong chuyến bay thực tế trên chiếc Yak-130 có thể mô phỏng như thể đang điều khiển loại máy bay khác như máy bay cường kích hay tiêm kích. Điều này giúp phi công có thể dễ dàng và nhanh chóng làm chủ chiếc máy bay chiến đấu.

Ngoài ra, Yak-130 có thể được trang bị với một loạt nhiều loại vũ khí hiện đại. Điều này cho phép trên cùng một chiếc máy bay không chỉ huấn luyện phi công tương lai mà còn có thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Với tất cả những lợi thế ở trên, Yak-130 có thể là một lựa chọn tốt cho phía Việt Nam.

Tuy nhiên, yêu cầu đề ra là Việt Nam sẽ thành lập trung tâm đào tạo dành cho các phi công siêu âm, điều khiển các phiên bản máy bay chiến đấu hiện đại dòng Su như Su-30 hoặc biết đâu sau này sẽ là Su-35 hay Su-34, có liên quan chặt chẽ đến việc mua sắm máy bay huấn luyện siêu âm.

Chuyên gia Nga Makar Aksenenko đánh giá, mục đích rõ ràng của kế hoạch này là các phi công chiến đấu trẻ cần phải được đào tạo tốt nhất trước khi biên chế vào các đơn vị chiến đấu để có thể ngay lập tức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chiến đấu được đặt ra.

Vị chuyên gia Nga nhận định, ông hiểu được sự quan tâm của các chuyên gia Việt Nam trong việc đào tạo nhân sự cho hàng không.

Việt Nam cần chiếc máy bay huấn luyện có các đặc tính càng giống càng tốt với các máy bay siêu âm phức tạp, mà các phi công trẻ của Không quân Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên đó, mà không gì phù hợp hơn là các máy bay huấn luyện của Nga.

Yak-130 miễn cưỡng đáp ứng được yêu cầu của Việt Nam

Tuy nhiên, vấn đề nan giải là chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga chỉ có tốc độ dưới âm. Về vấn đề này, ông Aksenenko cho biết, mặc dù chỉ đạt tốc độ cận âm nhưng Yak-130 lại có thể mô phỏng các đặc điểm tính năng và đặc biệt là các thao tác điều khiển của chiếc máy bay chiến đấu siêu âm.

Tiêm kích đa năng Su-27UBK số hiệu 8526 của Không quân Việt Nam
Tiêm kích đa năng Su-27UBK số hiệu 8526 của Không quân Việt Nam.

Ông nhấn mạnh rằng, đây là những lợi thế của cỗ máy huấn luyện chiến đấu Nga, được chế tạo dựa trên cơ sở yếu tố công nghệ hiện đại. Điều này giúp Yak-130 có đủ khả năng để đào tạo phi công bay ở tốc độ siêu âm, điều này sẽ tiếp tục được bổ khuyết khi phi công huấn luyện bay thực tế ở đơn vị chiến đấu.

Hơn nữa là chế độ bay siêu âm thường chỉ dùng trong chế độ chiến đấu, chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng ngay cả trên máy bay tiêm kích hiện đại. Ngoài ra, cần phải tính đến yếu tố kinh tế, bởi huấn luyện trên máy bay Nga sẽ làm giảm thiểu chi phí vận hành bay

Về phía Nga, Không quân Nga đang sử dụng Su-27UBK, Su-30M2 để đào tạo phi công lái tiêm kích đời cao hơn, nhưng đáng tiếc là dây chuyền sản xuất hai loại này đã đóng cửa nên Việt Nam không thể mua mới, mà các loại máy bay của phương Tây thì rất khó tương thích.

Trong khi đó, nếu Việt Nam chuyển đổi Su-27UBK hay Su-30MK2 sang làm công tác huấn luyện thì lại gây thiếu hụt lực lượng chiến đấu vốn đã chẳng dồi dào. Do vậy, trong giai đoạn đầu, có thể Việt Nam sẽ vẫn mua các máy bay huấn luyện cận âm Yak-130 của Nga để huấn luyện lí thuyết siêu âm.

Về thực tế, Việt Nam đang có 3 chiếc Su-27UBK có thể dùng làm máy bay huấn luyện siêu âm. Do đó, trong tương lai, sau khi Việt Nam mua sắm thêm một vài lô máy bay hiện đại hơn như Su-30SM, thì chúng ta có thể giành hẳn 3 chiếc Su-27UBK cho Trung tâm đào tạo phi công quân sự, để các phi công huấn luyện thực tế trên máy bay huấn luyện siêu âm?

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN