Giữ rừng gắn với xóa đói giảm nghèo ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
(Baonghean) - BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt quản lý 85.231,08 ha rừng và đất lâm nghiệp (trong đó diện tích rừng đặc dụng 34.628,27 ha; Diện tích rừng phòng hộ 50.276,41 ha; Diện tích rừng sản xuất 326,40 ha).
Trong năm 2016, đơn vị đã tổ chức hơn 120 đợt tuần tra truy quét bảo vệ rừng tại gốc, đẩy đuổi các đối tượng khai thác lâm sản trái phép, trong đó thực hiện hơn 50 đợt tuần tra dài ngày, xuyên rừng. Kết quả đến tháng 11/2016, lực lượng QLBVR đã xử lý 37 vụ vi phạm hành chính, tịch thu 98,191m3 gỗ các loại, 3 xe máy, 10 máy cưa xăng.
Thành lập được 9 đội, 65 tổ gồm 695 thành viên, ký cam kết PCCCR đối với 3.057 hộ dân trong vùng đệm thuộc 9 xã. Tuyên truyền PCCCR đã triển khai là 65 buổi cho 2.836 lượt tham gia. Trong năm 2016 không có cháy rừng xảy ra trên địa bàn đơn vị quản lý. Các vụ vi phạm đã được xử lý kịp thời, răn đe hiệu quả, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Trồng rừng ở Quế Phong. |
Đơn vị đã tiến hành giao khoán bảo vệ rừng theo các nguồn vốn: Chi trả dịch vụ môi trường rừng đợt 1 năm 2016 trên diện tích 38.198,62 ha cho 799 hộ gia đình - 93 nhóm hộ và 4 tổ chức, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn. Chi trả nguồn vốn sự nghiệp kinh tế 30a trên diện tích 25.084,19 ha với tổng số hộ nhận khoán là 1.449 hộ. Hỗ trợ gạo cho 3.343 nhân khẩu.
Cũng trong năm 2016, đơn vị trồng rừng tập trung 1.050 ha, có 3 vườn ươm tạo 1.197.937 cây giống các loại. Đời sống cán bộ, CNV ngày càng được nâng lên, đạt 7,5 triệu đồng/người/tháng.
Về công tác nghiên cứu khoa học, trong năm đơn vị đã tiến hành lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận quần thể sa mu dầu là quần thể cây di sản Việt Nam; điều tra phân bố và đặc tính sinh học các loài hạt trần làm cơ sở bảo tồn tại Khu BTTN Pù Hoạt; phối hợp với Trung tâm môi trường và phát triển của Hiệp hội khoa học Nghệ An thực hiện các chuyên đề điều tra Đa dạng sinh học Khu BTTN Pù Hoạt.
Ban cũng phối hợp với Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam khảo sát đa dạng sinh vật các loài lưỡng cư và bò sát tại Khu BTTN Pù Hoạt; lập đề cương và dự toán nghiên cứu phân bố và đặc tính sinh thái các loài cây bộ Ngọc Lan và đề xuất giải pháp bảo tồn năm 2017.
Nấm trong rưng Pù Hoạt. Ảnh tư liệu |
Ban đề xuất với UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật Trạm QLBVR Mường Lống; cấp kinh phí xây dựng trụ sở làm việc và 2 nhà tạm trú tập thể cho các cán bộ công nhân viên của đơn vị; cấp kinh phí hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR từ nguồn dự phòng kinh phí chi trả DVMTR. Hiện nay, Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hoạt được UBND tỉnh giao 38 biên chế, đề nghị được bổ sung thêm biên chế theo đúng quy định hiện hành.
Đề xuất UBND huyện chỉ đạo các xã thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quan tâm công tác phát triển rừng; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giáo dục pháp luật, quản lý chặt chẽ các đối tượng có hành vi khai thác lâm sản trái phép; quan tâm giải quyết tình trạng xâm canh xâm cư, khai thác rừng trái phép. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp giải quyết vấn đề chồng lấn quy hoạch...
Nguyễn Danh Hùng
Giám đốc BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TIN LIÊN QUAN |
---|