Chiến hạm Việt Nam phóng lôi hủy diệt mục tiêu

15/02/2017 19:37

Truyền hình Hải quân vừa công bố đoạn video về cuộc diễn tập của Hải quân Việt Nam năm 2016, trong đó có màn phóng lôi hiếm thấy của tàu lớp Turya.

Theo số liệu được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu phóng lôi cánh ngầm lớp Turya trong giai đoạn 1984 - 1986 và hiện nay tất cả vẫn còn đang hoạt động.
Theo số liệu được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố, Hải quân Nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ tổng cộng 5 tàu phóng lôi cánh ngầm lớp Turya trong giai đoạn 1984 - 1986 và hiện nay tất cả vẫn còn đang hoạt động.
Dự án 206M Turya chính là bản nâng cấp của tàu phóng lôi Dự án 206 Shershen, tương tự như người tiền nhiệm, chúng chủ yếu làm nhiệm vụ hộ tống và tác chiến ven bờ. Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu phóng lôi lớp Turya: lượng giãn nước đầy tải 250 tấn; chiều dài 39,6m; chiều rộng 7,6m; mớn nước 4m. Tàu được trang bị 3 động cơ diesel M-503B2 công suất 15.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 40 hải lý/h.
Dự án 206M Turya chính là bản nâng cấp của tàu phóng lôi Dự án 206 Shershen, tương tự như người tiền nhiệm, chúng chủ yếu làm nhiệm vụ hộ tống và tác chiến ven bờ. Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu phóng lôi lớp Turya: lượng giãn nước đầy tải 250 tấn; chiều dài 39,6m; chiều rộng 7,6m; mớn nước 4m. Tàu được trang bị 3 động cơ diesel M-503B2 công suất 15.000 mã lực, cho tốc độ tối đa 40 hải lý/h.
Vũ khí trang bị của Turya gồm có 4 ống phóng ngư lôi chống tàu mặt nước 53-56 cỡ 533mm, 1 pháo 25mm nòng đôi 110-PM bố trí phía trước và pháo tự động AK-257 cỡ 57mm phía sau.
Vũ khí trang bị của Turya gồm có 4 ống phóng ngư lôi chống tàu mặt nước 53-56 cỡ 533mm, 1 pháo 25mm nòng đôi 110-PM bố trí phía trước và pháo tự động AK-257 cỡ 57mm phía sau.
Với cấu hình vũ khí như trên, dù được đánh giá khá mạnh nhưng các tàu phóng lôi Turya sẽ rất khó phát huy vai trò trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, việc nâng cấp sức mạnh cho chiến hạm lớp này là rất cần thiết.
Với cấu hình vũ khí như trên, dù được đánh giá khá mạnh nhưng các tàu phóng lôi Turya sẽ rất khó phát huy vai trò trong tác chiến hiện đại. Vì vậy, việc nâng cấp sức mạnh cho chiến hạm lớp này là rất cần thiết.
Theo nhận định của truyền thông Nga, hiện có 2 gói nâng cấp của Nga được cho là rất phù hợp với chiến hạm Turya của Việt Nam. Tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR Vikhr (NATO gọi là Matka) được coi là hậu duệ cuối cùng của lớp tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 205 Osa và chính là phiên bản sửa đổi từ tàu phóng lôi Dự án 206M Turya.
Theo nhận định của truyền thông Nga, hiện có 2 gói nâng cấp của Nga được cho là rất phù hợp với chiến hạm Turya của Việt Nam. Tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206MR Vikhr (NATO gọi là Matka) được coi là hậu duệ cuối cùng của lớp tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 205 Osa và chính là phiên bản sửa đổi từ tàu phóng lôi Dự án 206M Turya.
Thay đổi đáng kể nhất của Dự án 206MR là tàu được bổ sung radar Garpun Bal trên đỉnh tháp radar để làm nhiệm vụ dẫn bắn cho tên lửa đối hạm P-15 Termit (2 ống phóng tương tự như loại lắp trên khu trục hạm Dự án 61 MR Kashin) và radar MR-123 Vympel để kiểm soát hỏa lực pháo.
Thay đổi đáng kể nhất của Dự án 206MR là tàu được bổ sung radar Garpun Bal trên đỉnh tháp radar để làm nhiệm vụ dẫn bắn cho tên lửa đối hạm P-15 Termit (2 ống phóng tương tự như loại lắp trên khu trục hạm Dự án 61 MR Kashin) và radar MR-123 Vympel để kiểm soát hỏa lực pháo.
Những điểm khác biệt còn lại là pháo 110-PM phía trước đã được thay thế bằng pháo tự động AK-176M cỡ 76mm và pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30mm đã chiếm vị trí của pháo AK-257 ở phía sau.
Những điểm khác biệt còn lại là pháo 110-PM phía trước đã được thay thế bằng pháo tự động AK-176M cỡ 76mm và pháo phòng không cao tốc AK-630M cỡ 30mm đã chiếm vị trí của pháo AK-257 ở phía sau.
Có thể thấy mặc dù sức mạnh đã tăng lên rất nhiều nhưng Dự án 206MR vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tác chiến hải quân hiện đại và cần được nâng cấp tiếp. Dự án 206.6 được coi là bước phát triển cuối cùng của tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Matka, hiện tại Hải quân Nga chỉ có duy nhất 1 chiếc đang phục vụ trong thành phần Hạm đội Biển Đen.
Có thể thấy mặc dù sức mạnh đã tăng lên rất nhiều nhưng Dự án 206MR vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tác chiến hải quân hiện đại và cần được nâng cấp tiếp. Dự án 206.6 được coi là bước phát triển cuối cùng của tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Matka, hiện tại Hải quân Nga chỉ có duy nhất 1 chiếc đang phục vụ trong thành phần Hạm đội Biển Đen.
So với Dự án 206MR thì Dự án 206.6 đã thay thế 2 tên lửa chống hạm P-15 Termit lạc hậu bằng 2 cụm 4 ống phóng KT-184 với 8 tên lửa loại 3M24 Uran tiên tiến. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt pháo phòng không AK-630М1-2 nòng đôi thay cho pháo AK-630M nòng đơn cũ.
So với Dự án 206MR thì Dự án 206.6 đã thay thế 2 tên lửa chống hạm P-15 Termit lạc hậu bằng 2 cụm 4 ống phóng KT-184 với 8 tên lửa loại 3M24 Uran tiên tiến. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt pháo phòng không AK-630М1-2 nòng đôi thay cho pháo AK-630M nòng đơn cũ.
Với thay đổi trên, có thể nói tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206.6 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của tác chiến hải quân hiện đại. Đây là một phương án đáng để Hải quân Việt Nam quan tâm, đặc biệt là khi số lượng tàu tên lửa của ta vẫn còn khiêm tốn.
Với thay đổi trên, có thể nói tàu tên lửa tấn công nhanh Dự án 206.6 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của tác chiến hải quân hiện đại. Đây là một phương án đáng để Hải quân Việt Nam quan tâm, đặc biệt là khi số lượng tàu tên lửa của ta vẫn còn khiêm tốn.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN