Đề phòng 12 mối nguy làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình

20/03/2017 19:55

(Baonghean.vn) - Ðời sống gia đình mang lại rất nhiều hạnh phúc cho chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần được lưu tâm một cách nghiêm túc, đúng đắn, phải được hai người đồng tâm chấp nhận và thực hiện. Ngược lại, thái quá trong bất cứ lĩnh vực nào đều dẫn tới những rạn nứt và cuối cùng là sự tan vỡ không mong muốn.

1. Sự thay đổi về lối sống quá đột ngột

Hôn nhân không đơn thuần là một lễ cưới. Đó là sự mở đầu một cuộc sống với lối sống hoàn toàn mới mẻ. Bạn phải học tập để hiểu được những nguyên tắc chung sống với bạn đời. Và thậm chí, nếu bạn không hy sinh bản thân để thích nghi thì sẽ nhanh chóng rơi vào trạng thái tiêu cực.

Đừng vội sớm buông bỏ. Ảnh minh họa.
Đừng vội sớm buông bỏ. Ảnh minh họa.

2. Đặt quá nhiều mong đợi ở bạn đời

Hôn nhân là một bước ngoặt lớn nên nhiều người đặt vào đó cả niềm hy vọng và sự mong đợi lớn lao. Thế nhưng, cuộc sống vợ chồng nhiều khi diễn ra không như ý muốn. Điều này khiến mỗi người cảm thấy có phần khó chấp nhận và dễ dàng sụp đổ lòng tin hơn bất kì ai khác.

3. Thiếu sự kết nối giữa vợ chồng

Đây là nguyên nhân phổ biến khiến hôn nhân đi vào bế tắc. Mỗi người đều có những mục đích, mong đợi khác nhau. Khi bạn cảm thấy khó khăn vì phải chung sống với một người không thể chia sẻ được thì cũng có nghĩa cuộc hôn nhân của bạn đang có dấu hiệu rạn nứt.

4. Phê bình và so sánh trong hôn nhân

Phê bình là công việc của những người cầm bút để kiếm sống. Đó không phải là một phần cần có trong quan hệ vợ chồng.

Hãy thiện chí trong góp ý với bạn đời để tìm thấy sự hòa hợp trong hôn nhân. Ảnh minh họa.
Hãy thiện chí trong góp ý với bạn đời để tìm thấy sự hòa hợp trong hôn nhân. Ảnh minh họa.

Việc bạn giúp bạn đời sửa chữa sai lầm và hoàn thiện bản thân là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đừng liên tục lôi những điểm chưa hoàn hảo của anh ấy/cô ấy ra để phê bình và so sánh với bất kì ai. Điều đó sẽ chọc tức và khiến "đối tác" thấy mình bị xúc phạm quá mức.

5. Sự thay đổi vị trí

Bạn luôn muốn mình là số 1 trong mắt bạn đời. Nhưng thứ tự ưu tiên này sẽ thay đổi, hoặc công việc hoặc con cái. Tuy điều đó không có nghĩa là bạn bớt quan trọng, như không mấy ai muốn chấp nhận điều này.

Có bao giờ bạn yêu thích những mối quan hệ bạn bè, công việc hơn hôn nhân? Bạn cần sự chia sẻ và lời khuyên từ họ hơn người bạn đời của mình? Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu sớm của các cuộc hôn nhân đổ vỡ.

6. Niềm tin luôn là vấn đề

Bạn có thật sự tin tưởng bạn đời? Bạn có phải là người hay nghi ngờ và ghen tuông? Niềm tin chính là vấn đề quan trọng của mỗi cuộc hôn nhân. Nếu đánh mất điều này, chẳng điều gì là có thể tồn tại.

7. Quan hệ vợ chồng “lệch pha”

Ảnh minh họa.
Không đồng điệu trong quan hệ tình dục là một nguyên nhân lớn làm giảm tuổi thọ hôn nhân. Ảnh minh họa.

Sự nhàm chán và không đồng điệu trong quan hệ tình dục là một nguyên nhân lớn làm giảm tuổi thọ hôn nhân. Một khi tình yêu đã trở nên “bình thường hóa” và tình dục có vấn đề thì tỷ lệ ly hôn sẽ càng cao.

8. Những tật xấu khó bỏ

Chung sống càng lâu, bạn sẽ càng mất kiên nhẫn ở nhau. Do đó, bạn sẽ thấy khó chịu với những tật xấu không thể thay đổi ở bạn đời. Cho dù đó chỉ là một lỗi nhỏ cũng khiến bạn phiền lòng và tức giận.

9. Mâu thuẫn về tiền bạc

Cuộc sống vật chất khó khăn, tiền bạc thiếu trước hụt sau... là nguyên nhân tan vỡ của không ít gia đình, có thể khiến cho một tình yêu rất đẹp đẽ, mãnh liệt cũng không chống cự nổi. Những mối lo cơm áo gạo tiền khiến con người ta dễ bực bội, nổi cáu dẫn đến xích mích gây gổ nói chi đến chuyện quan tâm, chăm sóc nhau.

Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính gia đình sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Ảnh minh họa.
Nâng cao kỹ năng quản lý tài chính gia đình sẽ cải thiện mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Ảnh minh họa

Vì tiền hay nói đúng hơn là vì thiếu tiền, hoặc vì chuyện phân phối tiền không công bằng theo quan điểm của vợ hoặc chồng dẫn đến các cặp vợ chồng hay chia tay nhau. Thông thường, nguyên nhân chính gây ra các cuộc cãi lộn trong gia đình, không hẳn là mức sống mà là phương thức chi tiêu tiền. Vì vậy, trước khi dắt díu nhau ra toà các bạn hãy đến gặp chuyên gia tâm lý hoặc xã hội học, để hướng dẫn kế hoạch hoá ngân sách gia đình.

10. Sự phản bội bất ngờ

Không ai đảm bảo trong suốt cuộc đời mình sẽ chỉ yêu một người. Rồi sẽ có lúc bạn tìm thấy một ai đó khiến mình rung động trở lại. Đó chính là lý do khiến bạn lừa dối bạn đời của mình.

Mặt khác, ngoại tình thường xảy ra khi mối quan hệ của hai người đã có sẵn khúc mắc nào đó, vì vậy, khi một người tìm cách để lên giường cùng người khác, ngoài vợ hay chồng mình, thì tổ ấm của họ đã xuống dốc không phanh.

11. Kẻ đứng phía sau

Hãy cảnh giác trước những lời xui dục không thiện chí. Ảnh minh họa
Hãy cảnh giác trước những lời xui dục không thiện chí. Ảnh minh họa

Sự can thiệp của bà con, họ hàng, bạn hữu của chồng (hoặc vợ) đôi khi rất tai hại đối với quan hệ vợ chồng. Nếu bản thân cặp vợ chồng đó hoà thuận thì bạn có thể chống lại được ảnh hưởng từ bên ngoài. Chẳng hạn, các bạn bỏ nhau vì mẹ chồng (mẹ vợ), em chồng (em vợ)... can thiệp vào gia đình bạn chứ không phải vì “người thứ ba”, thì phải xem lại quan hệ của chính vợ chồng bạn. Và kết quả là bạn yếu lòng, dao động trước một đối tượng khác, lại là nguyên nhân đưa đẩy bạn tới ngoại tình.

12. Lạm dụng thể chất hoặc tâm thần

Đây là một trong những yếu tố chính và cuối cùng làm cho hôn nhân bị đổ vỡ. Điều này là do thái độ, hành vi bạo lực của một trong hai đối tác là vợ hoặc chồng. Vợ hoặc chồng là người phải hứng chịu những hậu quả của những hành vi bạo lực, sự đe dọa về mặt tinh thần và thể xác. Chính vì vậy mà họ có ít cơ hội cho một mối quan hệ/hôn nhân để tiếp tục trong thời gian dài.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN