Làm thế nào để doanh nghiệp bảo vệ quyền người tiêu dùng?

23/03/2017 16:04

(Baonghean.vn)- Làm thế nào để doanh nghiệp tích cực hơn trong công tác đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng? Đó là vấn đề được đặt ra trong hội nghị do Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thường và UBND tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức. Chủ đề được tập trung là “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng”.

Toàn cảnh Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại TP Vinh. Ảnh Nguyên Sơn
Toàn cảnh Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại TP Vinh. Ảnh Nguyên Sơn

Chiều 23/3, tại TP Vinh, Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị về tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự hội nghị có đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Công thương, đại diện UBND, Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố Vinh.

Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực hơn 5 năm nay, thế nhưng làm thế nào để bảo vệ người tiêu dùng khi quyền lợi bị ảnh hưởng hoặc bị đe dọa?

Đó là vấn đề mà nhiều lúc chính người tiêu dùng cũng không mặn mà, trong khi một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hóa chạy theo lợi nhuận, đôi lúc đánh lừa người tiêu dùng.

Ông Phan Thế Thắng- Cục quản lý cạnh Bộ Công thương cũng cấp những thông tin về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh Nguyên Sơn
Ông Phan Thế Thắng- Cục quản lý cạnh Bộ Công thương cũng cấp những thông tin về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh Nguyên Sơn

Tại hội nghị, ông Phan Thế Thắng – Phó trưởng phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục quản lý cạnh tranh đã thông tin một số khía cạnh mà các cấp ngành cần trang bị cho người tiêu dùng. Trong đó, theo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải có trách nhiệm cam kết với người tiêu khi cung cấp sản phẩm và đảm bảo quyền cho người tiêu dùng khi họ có kiến nghị, khiếu nại về chất lượng, tính hiệu quả của sản phẩm.

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp vào cuộc vì người tiêu dùng như thế nào? Về trách nhiệm, doanh nghiệp phải đảm bảo về công tác chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm, tiếp nhận, xử lý mọi khiếu nại của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thực tế, có điều điều khoản của doanh nghiệp như: Không đổi hàng sau khi mua, không chịu trách nhiệm về một số hư tổn… Điều đó, đòi hỏi các cấp ngành, Hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc hỗ trợ người tiêu dùng.

Đội QLTT số 9 Chi cục QLTT kiểm tra cơ sở ở huyện Quỳ Hợp đóng gói mì chính có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, bao bì hàng hóa của Công ty TNHH MIWON Việt Nam. Ảnh tư liệu

» Quyền của người tiêu dùng và cách khiếu nại khi có vi phạm

Theo đánh giá của Sở Công thương, điều đáng lưu ý là tâm lý chung của người tiêu dùng là ngại khiếu nại, cho rằng mất thời gian và tốn công sức nên không phản ánh, khiếu nại, khiếu kiện khi sản phẩm mua về gặp sự cố. Cùng đó, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh chưa phải là chỗ dựa cho người tiêu dùng.

Để bảo vệ người tiêu dùng, những năm qua, các đơn vi thuộc Sở Công thương đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; trong 2 năm 2015 và 2016, các lực lượng đã xử lý trên 3.300 vụ việc vi phạm về sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Xuân Đại – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị Sở Công thương và các ngành chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để bảo bệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao kiến thức cho người tiêu dùng, các cấp ngành cần phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người tiêu dùng. Về phía doanh nghiệp cũng cần nhận thức rằng người tiêu dùng chính là yếu tố để doanh nghiệp tồn tại, phát triển, từ đó có những hành động thiết thực hơn.

Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Nguyên Sơn
Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh Nguyên Sơn


Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An cũng đã có những phản hồi về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó tập trung giải quyết những cam kết trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và vào cuộc khi người tiêu dùng có khiếu nại.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo hành:

- Cung cấp giấy tiếp nhận bảo hành

- Đổi hàng hóa hoặc hoàn tiền khi không sửa chữa được trong thời gian bảo hành

- Đổi hàng hóa mới khi bảo hành quá 3 lần

- Cung cấp hàng hóa sử dụng tạm thời cho NTD khi bảo hành

- Chịu trách nhiệm bảo hành ngay cả khi ủy quyền cho bên thứ 3

Trách nhiệm của doanh nghiệp thu hồi hàng hóa khuyết tật:

-Kịp thời tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật

-Thông báo công khai việc thu hồi hàng hóa khuyết tật

-Chịu chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.

» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

Nguyên Sơn

TIN LIÊN QUAN