Một ngày đánh cá của ngư dân Nghệ An trên Vịnh Bắc bộ

21/05/2017 15:28

(Baonghean.vn)- Những ngày giữa tháng 5, biển Đông dậy sóng khi Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá vô lý ở biển Đông, những ngư dân Nghệ An vẫn can trường bám biển.

Phóng viên Báo Nghệ An đã có cuộc hành trình cùng ngư dân đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống của cha ông để thấy được không khí lao động sản xuất phấn khởi của bà con cũng như quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo và khẳng định rằng, lệnh cấm đánh bắt cá không có giá trị với những người con làng biển.

» Ngư dân Nghệ An: 'Một ngày không ra khơi là thấy nóng ruột'

Trung tuần tháng 5, hàng trăm tàu cá của ngư dân phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai), rời cảng Lạch Cờn chạy thẳng lên phía bắc vùng biển Vịnh Bắc bộ để tiếp tục những chuyến đi biển. Đây là khu vực đánh bắt truyền thống của ngư dân Nghệ An trong nhiều năm qua, giáp ranh với vùng biển của Trung Quốc. Ảnh. Tiến Hùng.
Trung tuần tháng 5, hàng trăm tàu cá của ngư dân phường Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai) rời cảng Lạch Cờn chạy thẳng lên phía Bắc vùng biển Vịnh Bắc bộ để tiếp tục những chuyến đi biển. Đây là khu vực đánh bắt truyền thống của ngư dân Nghệ An trong nhiều năm qua, giáp ranh với vùng biển của Trung Quốc. Ảnh: Tiến Hùng
Ở đây, ngư dân chủ yếu hành nghề lưới ba màn. Loại lưới dùng để đánh bắt những loại cá sống gần đáy biển. Sau hành trình dài hơn 150 hải lý, một ngày làm việc của các ngư dân thường bắt đầu vào lúc 5h sáng.
Ở đây, ngư dân chủ yếu hành nghề lưới ba màn - loại lưới dùng để đánh bắt những loại cá sống gần đáy biển. Sau hành trình dài hơn 150 hải lý, một ngày làm việc của các ngư dân thường bắt đầu vào lúc 5h sáng. Ảnh: Tiến Hùng
Thông thường tấm lưới dài khoảng 10 hải lý, được chia làm 5 đường lưới để thả song song với nhau, giao nhau với dòng nước. Ở hai đầu đường lưới được nối với những cây cờ phao nhằm đánh dấu hải phận đánh bắt của mỗi tàu cũng như giúp nhận biết mỗi khi muốn thu lưới. Ảnh. Tiến Hùng.
Thông thường tấm lưới dài khoảng 10 hải lý, được chia làm 5 đường lưới để thả song song với nhau, giao nhau với dòng nước. Ở hai đầu đường lưới được nối với những cây cờ phao nhằm đánh dấu hải phận đánh bắt của mỗi tàu cũng như giúp nhận biết mỗi khi muốn thu lưới. Ảnh: Tiến Hùng.
Công việc thả lưới thường kéo dài hơn 3 tiếng. Đến khoảng 11h trưa, khi dòng nước đã êm, các thuyền viên bắt đầu công việc chính của mình là thu lưới. Hiện nay, việc này chủ yếu được làm bằng máy tời thay vì kéo bằng tay như trước kia. Tuy nhiên, ít nhất thường hơn 8 tiếng, các thuyền viên mới thu xong 10 hải lí lưới. Ảnh. Tiến Hùng
Công việc thả lưới thường kéo dài hơn 3 tiếng. Đến khoảng 11h trưa, khi dòng nước đã êm, các thuyền viên bắt đầu công việc chính của mình là thu lưới. Hiện nay, việc này chủ yếu được làm bằng máy tời thay vì kéo bằng tay như trước kia. Tuy nhiên, ít nhất thường hơn 8 tiếng, các thuyền viên mới thu xong 10 hải lý lưới. Ảnh: Tiến Hùng
Mùa này, loài cá chủ yếu nhất là cá rìu, hay còn gọi là cá mỏ lết.
Mùa này, loài cá chủ yếu nhất là cá rìu, hay còn gọi là cá mỏ lết. "Việc đánh bắt này phải dựa vào kinh nghiệm. Phải căn được vị trí nào nhiều cá và thu lưới đúng thời điểm thì mới hiệu quả" - thuyền trưởng Nguyễn Văn Diện (44 tuổi), nói. Ảnh: Tiến Hùng
Mỗi tàu cá thường có khoảng 10 thuyền viên. Một người phụ trách kéo dây tời, người còn lại kéo lưới lên tàu, sau đó nhóm người còn lại sẽ làm nhiệm vụ gỡ cá, đưa lưới vào khoang gọn gàng để chuẩn bị cho ngày đánh bắt kế tiếp. Ảnh. Tiến Hùng.
Mỗi tàu cá thường có khoảng 10 thuyền viên. Một người phụ trách kéo dây tời, người kéo lưới lên tàu, sau đó nhóm người còn lại sẽ làm nhiệm vụ gỡ cá, đưa lưới vào khoang gọn gàng để chuẩn bị cho ngày đánh bắt kế tiếp. Ảnh: Tiến Hùng.
Theo các ngư dân, ghẹ là loài hải sản tốn nhiều công sức để gỡ nhất. Mỗi con ghẹ thường làm hỏng cả một đoạn lưới. Ảnh. Tiến Hùng.
Theo các ngư dân, ghẹ là loài hải sản tốn nhiều công sức để gỡ nhất. Mỗi con ghẹ thường làm hỏng một đoạn lưới. Ảnh: Tiến Hùng.
Đối với những loài hải sản như ghẹ đỏ, sam, cá mú... các thương lái ở Quảng Ninh sẽ chạy tàu ra tận nơi để thu mua. Mỗi kg ghẹ đỏ bán trên biển có giá 500.000 đồng, trong khi đó mỗi cặp sam biển thường có giá trên 400.000 đồng. Kết thúc hai ngày đánh cá đầu tiên, tàu cá của anh Nguyễn Văn Diện đã bán được gần 15 triệu chỉ riêng tiền ghẹ và sam. Ảnh. Tiến Hùng.
Đối với những loài hải sản như ghẹ đỏ, sam, cá mú... các thương lái ở Quảng Ninh sẽ chạy tàu ra tận nơi để thu mua. Mỗi kg ghẹ đỏ bán trên biển có giá 500.000 đồng, trong khi đó mỗi cặp sam biển thường có giá trên 400.000 đồng. Kết thúc hai ngày đánh cá đầu tiên, tàu cá của anh Nguyễn Văn Diện đã bán được gần 15 triệu tiền ghẹ và sam. Ảnh: Tiến Hùng.
Công việc kéo lưới nhiều hôm kéo dài đến tận 3h sáng mỗi khi lưới thu được nhiều cá hoặc vướng phải vỏ hàu, rối.... Sau đó, các ngư dân chỉ nghỉ ngơi được hơn 1 tiếng rồi tiếp tục công việc của ngày mới bắt đầu lúc 5h sáng. Theo các ngư dân, mỗi chuyến đi biển kéo dài hơn 10 ngày, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền viên được chia khoảng 10 triệu đồng. Ảnh. Tiến Hùng.
Công việc kéo lưới nhiều hôm kéo dài đến tận 3h sáng mỗi khi lưới thu được nhiều cá hoặc vướng phải vỏ hàu, rối.... Sau đó, các ngư dân chỉ nghỉ ngơi được hơn 1 tiếng rồi tiếp tục công việc của ngày mới bắt đầu lúc 5h sáng. Theo các ngư dân, mỗi chuyến đi biển kéo dài hơn 10 ngày, thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền viên được chia khoảng 10 triệu đồng. Ảnh: Tiến Hùng.

Tiến Hùng

TIN LIÊN QUAN