Cách học để đạt điểm tối đa phần quy luật di truyền

11/05/2017 06:13

"Muốn làm nhanh mà không bị nhầm, học sinh phải nhuần nhuyễn các kỹ năng viết sơ đồ lai, tổng hợp phép lai...", thầy Thịnh Văn Nam, giáo viên gần 20 năm dạy luyện thi môn Sinh chia sẻ.

Nằm trong bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên của kỳ thi THPT quốc gia, môn Sinh chỉ có 50 phút để hoàn thành 40 câu hỏi trắc nghiệm. Môn học này thiên về lý thuyết (câu hỏi lý thuyết chiếm hơn 60%), phần bài tập thường nằm ở quy luật di truyền.

Vậy xu thế đề thi nói chung và các dạng bài tập quy luật di truyền sẽ biến đổi như thế nào với hình thức thi trắc nghiệm năm nay? Đây là câu hỏi học sinh cần có câu trả lời, từ đó giúp định hướng việc học có trọng tâm hơn.

Những năm gần đây đề thi có xu hướng thiên về các câu hỏi có nội dung ngắn gọn, bài tập có phương pháp giải nhanh. Câu hỏi có tính đặc thù môn học và nhiều câu cần có hiểu biết thực tiễn để giải quyết.

Xu thế đề thi gần đây các dạng bài tập quy luật di truyền thay đổi rất nhanh chóng. Từ những dạng bài tập nặng nề câu chuyện tính toán dịch chuyển sang dạng tính toán rất nhẹ nhàng, nhưng lại kiểm tra được rất nhiều phần kiến thức.

Dạng bài 1: Học sinh cần hiểu bản chất các quá trình sinh học

Đây là bài tập vận dụng cao, không nặng nề tính toán mà vẫn kiểm tra được tổng thể từ kiến thức nền tảng đến kỹ năng phân tích tổng hợp của học sinh.

cach-hoc-de-dat-diem-toi-da-phan-quy-luat-di-truyen-1

Dạng bài 2: Khi làm bài học sinh muốn làm nhanh mà không bị nhầm thì phải nhuần nhuyễn các kỹ năng viết sơ đồ lai, tổng hợp các phép lai...

Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của 2 gen không alen phân ly độc lập nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Biết kiểu gen (A-B-) cho kiểu hình hoa kép, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa đơn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ được F1 sau đó cho F1 giao phấn tự do với nhau cho ra đời F2. Có bao nhiêu phép lai cho F2 với sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 : 1?

cach-hoc-de-dat-diem-toi-da-phan-quy-luat-di-truyen-2

Dạng bài 3: Khi gặp dạng bài này thì sử dụng ngay công thức tính nhanh

Công thức tính nhanh là công cụ không thể thiếu nếu chúng ta muốn tiết kiệm tối đa thời gian khi làm bài.

Ví dụ khi chúng ta gặp một bài toán lai giữa hai cá thể dị hợp về hai cặp gen và một gen quy định một tính trạng, trội là hoàn toàn, thì không cần để ý là hai cặp tính trạng đó di truyền phân ly độc lập, hay liên kết, hay hoán vị. Kết quả của phép lai luôn cho kiểu hình đời sau:

Cá thể có hai tính trạng trội có tỷ lệ: 50% + tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn;

Cá thể có kiểu hình trội, lặn = Các thể có kiểu hình lặn, trội = 25% - tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng lặn.

cach-hoc-de-dat-diem-toi-da-phan-quy-luat-di-truyen-3

Qua 3 dạng bài trên, có thể thấy khi học các dạng bài tập phần quy luật di truyền, học sinh cần có định hướng đến các bài có đề bài gọn gàng, bài tập thiên nhiều vào sử dụng kiến thức nền tảng môn Sinh học để giải quyết. Mỗi dạng bài cần một phương pháp giải riêng.

Vì vậy, trước mỗi bài tập các em cần đọc đề thật nhập tâm, phân tích dữ kiện đề bài cho; bước tiếp sau đó là vận dụng kỹ năng mình đã có để giải quyết bài toán nhanh nhất.

Lưu ý là khi làm bài thi trắc nghiệm thì 4 phương án trả lời chính là gợi ý giúp chúng ta có thể có định hướng giải quyết vấn đề nhanh hơn.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN