Giúp hoa sen 'bất tử' để xuất khẩu
Công “Sen” chọn khai thác “câu chuyện những sản phẩm của làng” làm cốt lõi kinh doanh. Với vùng nguyên liệu hơn 5ha từ việc liên kết và thu mua của nông dân Đồng Tháp, chàng thạc sĩ hoá đã biến hoa sen và lá sen thành bất tử, với những sản phẩm đầy sáng tạo.
Điều thách thức lớn nhất với Công bây giờ là làm sao “up” được nhanh nhất sau khi đã chuẩn bị xong phần “start”, xác định cụ thể mục tiêu cần đạt được và đưa ra những nhóm vấn đề cần chuyên gia tư vấn, và phải cùng những cộng sự tin tưởng để thực hiện.
Mất tiền nhưng không mất niềm tin
Khăn gói về Đồng Tháp, lặn lội với bà con trên các cánh đồng sen ở Tháp Mười, Tam Nông, sang Campuchia để tìm sen nguyên liệu, giá cả, cách thức vận chuyển, bảo quản sen… anh nhận thấy nhu cầu hoa sen của người dân là rất lớn, nhất là các nước châu Á, nhưng chỉ được một hai ngày là sen… gục đầu! Làm thế nào để giữ sen tươi lâu từ 3 – 12 tháng?
Dồn hết tâm trí vào nghiên cứu hoa sen, Công gom hết tiền bạc dành dụm được từ thời du học sáu năm bên Pháp, để đầu tư kho bảo quản nguyên liệu, phòng thí nghiệm và lò sấy sen, khởi nghiệp lần thứ ba với công ty Khởi Minh Thành Công, gắn liền với biểu tượng hoa sen Đồng Tháp.
Công đã sớm nhìn thấy phát triển bền vững sẽ là một trong những vấn để lớn mà thế giới sẽ đối mặt trong tương lai. Nó tác động không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp tới cuộc sống của mỗi cá nhân. |
Hồi mới trở về nước, Công cùng với các bạn mở một tiệm bánh ngọt theo phong cách châu Âu với mong muốn mang đến nền văn hoá thưởng thức bánh ngọt cho người Việt. Tôi cũng sử dụng những kiến thức hoá học của mình để làm những món ăn mới. Kinh doanh và nghiên cứu luôn song hành với nghề bánh và cả trong hiện tại. Tuy nhiên, do bản tính “ngựa non háu đá”, tôi đã thất bại.
Không nhụt chí, tôi lại khởi nghiệp lần hai với gốm giả đá, nhưng lại nếm mùi thất bại. Tự rút ra cho mình nhiều bài học, tôi hiểu rằng khi muốn điều hành doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng cho bản thân, không chỉ nhiệt huyết mà cần có những kiến thức cơ bản để điều hành công việc. Có thể bay bổng với những mục tiêu, nhưng phải xác định xem mình đang ở đâu và cần làm gì. Hãy trân trọng nhưng lời khuyên của những người đi trước trong kinh doanh, đó là những kinh nghiệm quý báu…
Có một giáo sư Pháp đã nói với Công như thế này: khi xã hội phát triển, nước Pháp cũng bị ảnh hưởng bởi những nền văn hoá hội nhập nhưng đến một lúc nào đó, những người trẻ Pháp lại tìm về lại với truyền thống của dân tộc mình, đó là điều ông đã chứng kiến và minh chứng ở gia đình của ông khi con cái ông dạy cháu của họ những nguyên tắc thời xa xưa. Tham quan các làng nghề làm phomát, làm rượu nho, làm xúc xích khô… Công hiểu ngọn ngành câu chuyện và được trải nghiệm cùng học…
Vừa làm kinh doanh nhưng vẫn nghiên cứu khoa học, Công thành lập bộ phận R&D và xây một phòng thí nghiệm nhỏ trong khu sản xuất. “Tôi muốn kết hợp việc nghiên cứu ra những sản phẩm ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống và kinh doanh với những sản phẩm trí tuệ của mình. Tôi cũng sợ sẽ quên nghề, nhưng may là nghiên cứu và kinh doanh đang song hành và bổ trợ cho nhau. Ngoài ra, tôi cũng tham gia giảng dạy về thí nghiệm thực hành môn hoá cho học sinh trường chuyên, để luôn thôi thúc tìm ra những cái mới”.
Giúp sen bất tử để xuất khẩu
Sen là loại cây tương đối dễ trồng, không có bệnh nhiều như những loại cây khác vì đã có tính miễn nhiễm. Tuy nhiên việc phòng trừ sâu sen và ốc hại cần được tính tới. Công khuyên người dân sử dụng phân hữu cơ từ đầu vụ, dùng vịt để diệt ốc và thăm ruộng sen thường xuyên để phát hiện diệt sâu khi sen chỉ mới có những lá nhỏ. “Sen có nhiều loại giống, loại chuyên lấy gương, chuyên lấy lá, chuyên lấy ngó… Tôi sử dụng giống chuyên lấy gương vì cho năng suất hoa tốt”.
Công đã sớm nhìn thấy phát triển bền vững sẽ là một trong những vấn để lớn mà thế giới sẽ đối mặt trong tương lai. Nó tác động không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp tới cuộc sống của mỗi cá nhân. |
Khó khăn nhất trong việc bảo quản hoa sen là rất dễ rụng cánh và mau héo tàn. Những kỹ thuật bảo quản hoa hiện tại chưa cho phép môi trường giúp cho loại thuỷ chi này có thể giữ lâu trong vận chuyển và nở hoa trong thời gian khoảng một tuần. Điều kiện phòng nghiên cứu và nguồn nhân lực cũng là một thử thách mà tôi và một số anh chị trong CLB du học sinh của Đồng Tháp phải vượt qua.
Những lô hàng đầu tiên ra đời còn nhiều khiếm khuyết, màu hoa bị sậm, cánh hoa khô cứng, tuổi thọ kém, chưa xử lý được hoa nở, lá sen… Vất vả nhiều mới tìm ra được công thức ướp hoa sen hoàn chỉnh, giúp sản phẩm “thọ” trên một năm mà cánh hoa, nhuỵ hoa vẫn tươi, giữ được độ mềm, mịn và màu sắc giống đến 90% so với hoa thật. Hiện tại, công ty đang sản xuất khoảng 2.000 bông, nhưng sẽ tăng năng suất lên 5.000 bông/tháng để cung ứng cho thị trường. “Với sản lượng trên tạm thời phục vụ được cho thị trường trong nước”, Công cho biết.
Công đang tiến tới sản phẩm lá sen cho phân khúc cao cấp của hàng thủ công mỹ nghệ, tranh lá sen… – một phân khúc mà Công kỳ vọng. Anh đang liên kết với các đối tác thực hiện và đối tác phân phối ở phân khúc cao cấp các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ lá sen, không chỉ để xuất khẩu mà kể cả trong nước sử dụng, hướng đến thân thiện với môi trường.
Hiện nay một công ty Nhật đang đàm phán với Công trong việc thực hiện quy trình bảo quản hoa sen tươi cắt cành, nhưng việc này cần thời gian để kiểm tra và nghiên cứu. Sau khi đạt được những yêu cầu về quy chuẩn đã thoả thuận sẽ tiến hành đàm phán về giá cả. Với nhu cầu rất cao về số lượng, nếu đạt được kết quả tốt, việc xuất khẩu hoa sen cắt cành không chỉ phục vụ cho thị trường Nhật, mà còn phục vụ cho nhu cầu trong nước, và các nước lân cận như Campuchia, Myanmar… “Cây sen Đồng Tháp sẽ có thêm đầu ra cho người nông dân, chúng tôi hướng đến việc tiêu thụ hoa sen theo tiêu chí ‘fair trade’ (kinh doanh công bằng)”.
Để thắng được thói quen phân thuốc đã ăn sâu vào ý thức người dân trong canh tác, tạo nên sản phẩm sạch, an toàn, theo Công cần có những cách làm và kết quả minh chứng cụ thể cho nông dân trong canh tác. Giáo dục ý thực về môi trường, về cộng đồng cho người dân tự chuyển biến, kết hợp với các thành tựu khoa học kỹ thuật như thuốc hữu cơ, phân hữu cơ, và các kết quả cải tiến máy móc của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư.
Với việc sở hữu nhiều sản phẩm đặc trưng của miền Tây Nam bộ, Công mong cho các sản phẩm khác Đồng Tháp sẽ chất hơn nữa, chứ không đơn thuần là bán thô như hiện nay. Hiện quỹ khởi nghiệp SVF mới ký xong văn bản để dự án hoa sen sấy khô Ecolotus tham gia chương trình huấn luyện accelerator trong ba tháng.
Chia sẻ với các bạn khởi nghiệp, theo Công, điểm yếu thường gặp nhất của khởi nghiệp là nhận thức thị trường, “vì sao tôi phải làm ra sản phẩm đó?” Phải chấp nhận bước ra khỏi “vùng an toàn” để làm những điều khác biệt. Không có gì là không thể, vấn đề là bạn có muốn làm hay không mà thôi.
Các dự án khởi nghiệp nên liên kết với nhau để cùng chia sẻ lợi ích và có số lượng khách hàng lớn hơn. “Tôi liên kết với dự án trồng lúa sạch của bạn Võ Văn Tiếng để trồng sen sạch, cùng bạn Huỳnh Như dự án khăn choàng Long Khánh, và bạn Minh Thuỳ tinh dầu làm thành bộ quà tặng… đó là sự liên kết tương hỗ trước thách thức của thị trường đối vớinhững dự án khởi nghiệp”, Công nói.
- Học tiếng Pháp từ lớp 1 đến lớp 12 theo chương trình song ngữ do Chính phủ Pháp tài trợ cho Việt Nam tại Đồng Tháp, Ngô Chí Công chọn chuyên ngành kỹ sư hoá của đại học Pierre et Marie Curie (Paris 6). Đặc biệt thích những môn học về thí nghiệm thực hành, mang tính ứng dụng thực tiễn trong cuộc sống, Công đã sớm nhìn thấy phát triển bền vững sẽ là một trong những vấn để lớn mà thế giới sẽ đối mặt trong tương lai. Nó tác động không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn trực tiếp tới cuộc sống của mỗi cá nhân, và Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn. Muốn làm điều gì đó cho quê hương, Công đã chọn học ngành phát triển bền vững. - Sáu năm học tập và làm việc ở Pháp đầy khó khăn, phải vượt qua nhiều thử thách để thích ứng với môi trường sống và xã hội mới, việc tuân thủ nguyên tắc và những nếp sống văn minh công nghiệp. Nhất là những ngày tết ở quê nhà mà Công phải đội tuyết đi làm trong đêm khuya… Âm thầm vượt qua khó khăn, rèn luyện ý chí quyết tâm, Công đã trải qua nhiều công việc làm thêm ở siêu thị Auchan La Defense. Khoảng thời gian này là kinh nghiệm quý báu cho anh tiếp xúc với môi trường kinh doanh, khách hàng, giá cả, và các kỹ năng chăm sóc khách hàng, trưng bày sản phẩm trên kệ siêu thị, làm việc với các bộ phận thu nhận, logistics… - Ngoài ra, Công cũng giúp đỡ hội thiện nguyện của vùng La Garenne để bán những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam gây quỹ hỗ trợ trại trẻ em chất độc da cam ở Gò Vấp… Anh bén duyên với kinh doanh bắt đầu từ đây, và thấy rằng kinh doanh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và môi trường sẽ là hướng đi của tương lai. - Trong khoảng thời gian này, Công cũng tranh thủ đi khám phá và du lịch ở nhiều nước với nhiều nét văn hoá khác nhau. Anh tự hỏi: “Tại sao Việt Nam vẫn chưa để lại ấn tượng gì đặc trưng cho thế giới, dù rằng chúng ta chẳng thua kém gì các nước khác?” |
Theo Kim Yến/danviet
TIN LIÊN QUAN |
---|